Quản lý ngân sách nhà nước theo nhiệm vụ được thực hiện với những đối tượng nào, dựa trên nguyên tắc gì?
Quản lý ngân sách nhà nước theo kết quả thực hiện nhiệm vụ là gì?
Quản lý ngân sách nhà nước theo kết quả thực hiện nhiệm vụ là gì?
Theo Khoản 1 Điều 11 Nghị định 163/2016/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
"1. Quản lý ngân sách nhà nước theo kết quả thực hiện nhiệm vụ là việc lập, phân bổ, chấp hành, quyết toán ngân sách nhà nước trên cơ sở xác định rõ kinh phí ngân sách gắn với nhiệm vụ, dịch vụ, sản phẩm cần hoàn thành với khối lượng, số lượng và chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định."
Gần giống với cách hiểu của bạn, quản lý ngân sách nhà nước dựa trên kết quả thực hiện nhiệm vụ là việc lập ngân sách nhà nước dựa trên kết quả xác định những khoản kinh phí tương ứng với từng nhiệm vụ theo những tiêu chuẩn về khối lượng, số lượng và chất lượng đã định.
Đối tượng thực hiện quản lý ngân sách nhà nước theo kết quả thực hiện nhiệm vụ
Đối tượng thực hiện quản lý ngân sách nhà nước theo kết quả thực hiện nhiệm vụ là các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước đáp ứng đủ điều kiện tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 163/2016/NĐ-CP, gồm:
- Xác định được khối lượng, số lượng, chất lượng, thời gian hoàn thành;
- Có cơ sở, căn cứ tính toán để lập và giao dự toán kinh phí theo tiêu chuẩn định mức kỹ thuật kinh tế, định mức chi tiêu hoặc giá trị của nhiệm vụ, dịch vụ, sản phẩm tương đương cùng loại được cung ứng trong điều kiện tương tự (bao gồm cả các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp theo quy định của pháp luật);
- Phải có tiêu chí, cơ chế giám sát, đánh giá kết quả thực hiện;
- Có sự thỏa thuận bằng văn bản giữa cơ quan giao nhiệm vụ và cơ quan nhận nhiệm vụ về việc quản lý ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ.
Nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước theo kết quả thực hiện nhiệm vụ
Và tại Khoản 4 Điều 11 Nghị định 163/2016/NĐ-CP quy định cụ thể nguyên tắc áp dụng như sau:
- Tăng thẩm quyền, đi đôi với tăng trách nhiệm cá nhân, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật của thủ trưởng đơn vị;
- Đơn giản hóa quy trình quản lý ngân sách nhà nước trong khâu kiểm soát chi, quyết toán chi ngân sách nhà nước;
- Khối lượng, số lượng, chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, thời gian cung cấp, dự toán chi phí của nhiệm vụ, dịch vụ, sản phẩm phải bảo đảm tối thiểu bằng hoặc tốt hơn so với phương thức quản lý ngân sách nhà nước theo các yếu tố đầu vào;
- Giao Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn việc quản lý ngân sách nhà nước theo kết quả thực hiện nhiệm vụ.Nhiệm vụ của Bộ Tài chính về quản lý ngân sách nhà nước
Trách nhiệm của Bộ Tài chính trong hoạt động quản lý ngân sách nhà nước là gì?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 2 Nghị định 14/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 15/05/2023) quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
5. Về quản lý ngân sách nhà nước:
a) Tổng hợp, lập, trình Chính phủ kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương hằng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; điều chỉnh kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương trong trường hợp cần thiết; chủ trì xem xét, đề xuất tổng mức kinh phí chi thường xuyên đối với các chương trình mục tiêu quốc gia trong quá trình xây dựng, trình cấp thẩm quyền; cân đối, bố trí kinh phí chi thường xuyên hằng năm để thực hiện sau khi Chương trình được phê duyệt; chủ trì xem xét, tổng hợp dự toán các nhiệm vụ chi đầu tư phát triển ngoài phạm vi của Luật Đầu tư công theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các văn bản pháp luật có liên quan và phê duyệt của cấp thẩm quyền; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm của quốc gia theo quy định của pháp luật;
b) Xây dựng, trình Chính phủ phương án bổ sung dự toán số tăng thu của ngân sách nhà nước, phương án phân bổ, sử dụng số tăng thu và tiết kiệm chi của ngân sách trung ương và phương án điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước theo quy định;
c) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở trung ương, nhiệm vụ thu, chi, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia đối với các khoản thu phân chia và mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;
d) Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định sử dụng dự phòng ngân sách trung ương, sử dụng quỹ dự trữ tài chính của trung ương và các nguồn dự trữ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
đ) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định hoặc quy định theo thẩm quyền các định mức phân bổ và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
e) Hướng dẫn về yêu cầu, nội dung, thời hạn lập kế hoạch tài chính 5 năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm, dự toán ngân sách nhà nước hằng năm; thông báo số kiểm tra dự toán thu ngân sách, tổng mức và từng lĩnh vực chi thường xuyên ngân sách đối với các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương; dự toán chi thường xuyên các chương trình mục tiêu quốc gia cho các cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia; tổng số thu ngân sách trên địa bàn và dự toán chi cân đối ngân sách địa phương đối với từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
g) Tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước, điều hành ngân sách trung ương theo thẩm quyền; theo dõi, đôn đốc việc tổ chức thực hiện dự toán ngân sách các cấp;
h) Kiểm tra việc phân bổ dự toán ngân sách được giao của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương; hướng dẫn việc quản lý, điều hành ngân sách của các bộ, ngành, địa phương; chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ thu, chi ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và các địa phương;
i) Tổ chức, chỉ đạo thực hiện hạch toán, quyết toán ngân sách nhà nước và định kỳ báo cáo việc thực hiện dự toán thu, chi ngân sách theo quy định của pháp luật;
k) Thẩm định, tổng hợp quyết toán ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương; tổng hợp quyết toán ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; tổng hợp, trình Chính phủ để trình Quốc hội phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách nhà nước;
l) Chi ứng trước ngân sách trung ương theo thẩm quyền hoặc theo quyết định của cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện;
m) Thu hồi các khoản chi ứng trước của ngân sách trung ương;
n) Chủ trì báo cáo Chính phủ tình hình giải ngân, quyết toán kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công; trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công;
o) Lập báo cáo tài chính nhà nước trên phạm vi toàn quốc, báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
p) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan xây dựng, trình Chính phủ quyết định chính sách và giải pháp tài chính trong phạm vi được phân công để kiềm chế và chống lạm phát hoặc thiểu phát trong nền kinh tế.
Như vậy, việc quản lý ngân sách nhà nước theo kết quả thực hiện nhiệm vụ được áp dụng với những đối tượng cụ thể và thực hiện theo nguyên tắc luật định. Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng được quy định chi tiết về trách nhiệm của mình đối với hoạt động quản lý ngân sách nhà nước.
Trước đây, tại khoản 5 Điều 2 Nghị định 87/2017/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 15/05/2023) quy định trách nhiệm của Bộ Tài chính về quản lý ngân sách nhà nước như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
5. Về quản lý ngân sách nhà nước:
a) Tổng hợp, lập, trình Chính phủ kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương hàng năm, bao gồm chi thường xuyên, chi dự trữ quốc gia, chi trả nợ lãi, chi viện trợ; điều chỉnh kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương trong trường hợp cần thiết; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập dự toán chi đầu tư phát triển, phương án phân bổ chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi hỗ trợ tín dụng nhà nước, chi góp vốn cổ phần và liên doanh của ngân sách trung ương theo quy định của pháp luật;
b) Xây dựng, trình Chính phủ phương án bổ sung dự toán số tăng thu của ngân sách nhà nước, phương án phân bổ, sử dụng số tăng thu và tiết kiệm chi của ngân sách trung ương và phương án điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước theo quy định;
c) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở trung ương, nhiệm vụ thu, chi, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia đối với các khoản thu phân chia và mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước;
d) Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định sử dụng dự phòng ngân sách trung ương, sử dụng quỹ dự trữ tài chính của trung ương và các nguồn dự trữ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
đ) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định hoặc quy định theo thẩm quyền các định mức phân bổ và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
e) Hướng dẫn về yêu cầu, nội dung, thời hạn lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm, dự toán ngân sách nhà nước; thông báo số kiểm tra dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước về tổng mức và từng lĩnh vực thu, chi ngân sách đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương; dự toán chi thường xuyên các chương trình mục tiêu quốc gia cho các cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia; tổng số thu ngân sách trên địa bàn và dự toán chi cân đối ngân sách địa phương đối với từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
g) Tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước, điều hành ngân sách trung ương theo thẩm quyền; theo dõi, đôn đốc việc tổ chức thực hiện dự toán ngân sách các cấp;
h) Kiểm tra việc phân bổ dự toán ngân sách được giao của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương; hướng dẫn việc quản lý, điều hành ngân sách của các bộ, ngành, địa phương; chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ thu, chi ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và các địa phương;
i) Tổ chức, chỉ đạo thực hiện hạch toán, quyết toán ngân sách nhà nước và định kỳ báo cáo việc thực hiện dự toán thu, chi ngân sách theo quy định của pháp luật;
k) Thẩm định, tổng hợp quyết toán ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương; tổng hợp quyết toán ngân sách địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước; tổng hợp, trình Chính phủ để trình Quốc hội phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách nhà nước;
l) Chi ứng trước ngân sách trung ương theo thẩm quyền hoặc theo quyết định của cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện;
m) Thu hồi các khoản chi ứng trước của ngân sách trung ương;
n) Chủ trì báo cáo Chính phủ tình hình giải ngân, quyết toán kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công; hướng dẫn việc thanh toán, quyết toán các dự án sử dụng vốn đầu tư công;
o) Lập báo cáo tài chính nhà nước trên phạm vi toàn quốc, báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
p) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan xây dựng, trình Chính phủ quyết định chính sách và giải pháp tài chính trong phạm vi được phân công để kiềm chế và chống lạm phát hoặc thiểu phát trong nền kinh tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?