Quản lý hoạt động xét nghiệm theo các nguyên tắc nào? Trong hoạt động xét nghiệm, trưởng khoa xét nghiệm có nhiệm vụ gì?

Liên quan đến hoạt động xét nghiệm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì quản lý hoạt động xét nghiệm theo các nguyên tắc nào? Trưởng khoa xét nghiệm có nhiệm vụ gì trong hoạt động xét nghiệm? Các nhân viên làm công việc xét nghiệm phải bảo đảm an toàn xét nghiệm và vệ sinh lao động ra sao? - Câu hỏi của chị Minh Anh đến từ Tp.HCM.

Quản lý hoạt động xét nghiệm theo các nguyên tắc nào?

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 49/2018/TT-BYT quy định về các nguyên tắc quản lý hoạt động xét nghiệm như sau:

Nguyên tắc quản lý hoạt động xét nghiệm
1. Bảo đảm kết quả xét nghiệm chính xác, tin cậy và kịp thời.
2. Bảo đảm an toàn phòng xét nghiệm.
3. Quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế phục vụ xét nghiệm hiệu quả, tiết kiệm.
4. Quản lý chất thải y tế phát sinh từ hoạt động xét nghiệm theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
5. Thực hiện quản lý chất lượng xét nghiệm theo quy định tại Thông tư số 01/2013/TT-BYT ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng xét nghiệm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Quản lý hoạt động xét nghiệm theo các nguyên tắc nào?

Quản lý hoạt động xét nghiệm theo các nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)

Trong hoạt động xét nghiệm, trưởng khoa xét nghiệm có nhiệm vụ gì?

Nhiệm vụ của trưởng khoa xét nghiệm được quy định tại Điều 11 Thông tư 49/2018/TT-BYT gồm có

- Chỉ đạo, tổ chức hoạt động của khoa theo đúng nội dung quản lý hoạt động xét nghiệm.

- Phối hợp với các khoa lâm sàng và khoa khám bệnh (phòng khám) tổ chức công tác lấy và tiếp nhận mẫu bệnh phẩm, công tác thường trực xét nghiệm và phòng chống dịch liên tục 24 giờ/ngày.

- Xây dựng và định kỳ cập nhật các quy trình quản lý chất lượng xét nghiệm, quy trình kỹ thuật, hướng dẫn chuyên môn để thủ trưởng cơ sở ban hành và áp dụng tại khoa xét nghiệm.

- Sắp xếp khu vực làm việc khoa xét nghiệm liên hoàn, hợp lý, an toàn.

- Phối hợp với các khoa lâm sàng, khoa cận lâm sàng và người bệnh để tiếp nhận, xử lý các ý kiến phản hồi nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ xét nghiệm.

- Xây dựng kế hoạch mua sắm trang thiết bị y tế, hóa chất, thuốc thử phục vụ hoạt động xét nghiệm.

- Là thành viên tham gia xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu về mua sắm, nhận trang thiết bị y tế, hóa chất, thuốc thử cho hoạt động xét nghiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo lĩnh vực chuyên môn.

- Ký phiếu lĩnh hoá chất, thuốc thử, dụng cụ và nguyên vật liệu đáp ứng yêu cầu xét nghiệm.

- Đầu mối phối hợp với các khoa lâm sàng để giám sát chất lượng xét nghiệm nhanh, xét nghiệm tại chỗ.

- Tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học của khoa và đánh giá năng lực nhân viên.

- Trực tiếp ký kết quả xét nghiệm hoặc phân công bác sỹ chuyên khoa xét nghiệm, kỹ thuật viên xét nghiệm có trình độ đại học trở lên ký kết quả xét nghiệm theo quy định.

- Tham gia hội chẩn, kiểm thảo tử vong khi được yêu cầu.

* Lưu ý: Đối với trưởng khoa xét nghiệm có thực hiện xét nghiệm giải phẫu bệnh, còn phải thực hiện thêm các nhiệm vụ sau đây:

- Tổ chức và thực hiện các xét nghiệm giải phẫu bệnh và tế bào học;

- Thực hiện công tác khám nghiệm tử thi và xét nghiệm vi thể theo đúng quy định của pháp luật về giải quyết người bệnh tử vong;

- Bảo quản các tiêu bản giải phẫu bệnh theo đúng quy định; cung cấp tài liệu giải phẫu bệnh khi có ý kiến của thủ trưởng đơn vị;

- Chỉ định, phân công người phẫu thuật tử thi và đọc kết quả.

Các nhân viên làm công việc xét nghiệm phải bảo đảm an toàn xét nghiệm và vệ sinh lao động ra sao?

Theo Điều 7 Thông tư 49/2018/TT-BYT, bảo đảm an toàn xét nghiệm và vệ sinh lao động được quy định như sau:

Bảo đảm an toàn xét nghiệm và vệ sinh lao động
1. Tuân thủ Luật an toàn, vệ sinh lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, Nghị định số 103/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm, Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, Thông tư số 37/2017/TT-BYT ngày 25 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về thực hành bảo đảm an toàn sinh học trong phòng xét nghiệm.
2. Có sổ tay an toàn phòng xét nghiệm, nội quy bảo hộ lao động.
3. Có quy định về quản lý và sử dụng các hoá chất, các chủng vi sinh, trang thiết bị điện và các bình khí nén tại cơ sở.
4. Phân công nhân viên phụ trách an toàn phòng xét nghiệm định kỳ kiểm tra, giám sát các nhân viên khác thực hiện.
5. Thực hiện các quy định về vệ sinh lao động, quy định về trang phục y tế trước khi bắt đầu làm việc, trong giờ làm việc và khi ra khỏi khu vực khoa xét nghiệm.
6. Các nhân viên làm công việc xét nghiệm phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Được hướng dẫn về an toàn phòng xét nghiệm và sử dụng thành thạo các trang thiết bị y tế được giao, chỉ được sử dụng trang thiết bị sau khi được hướng dẫn và được trưởng khoa đồng ý;
b) Tuân thủ đầy đủ, nghiêm chỉnh các quy định về phòng, chống lây nhiễm cho nhân viên, môi trường và cộng đồng;
c) Được tập huấn và có đầy đủ phương tiện để phòng tránh, cấp cứu trong trường hợp sự cố gây bỏng kiềm, bỏng a xít, bỏng nhiệt, ngộ độc, điện giật, cháy nổ.

Theo đó các nhân viên làm công việc xét nghiệm phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

- Được hướng dẫn về an toàn phòng xét nghiệm và sử dụng thành thạo các trang thiết bị y tế được giao, chỉ được sử dụng trang thiết bị sau khi được hướng dẫn và được trưởng khoa đồng ý;

- Tuân thủ đầy đủ, nghiêm chỉnh các quy định về phòng, chống lây nhiễm cho nhân viên, môi trường và cộng đồng;

- Được tập huấn và có đầy đủ phương tiện để phòng tránh, cấp cứu trong trường hợp sự cố gây bỏng kiềm, bỏng a xít, bỏng nhiệt, ngộ độc, điện giật, cháy nổ.

Xét nghiệm
Khám bệnh Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Khám bệnh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Khám bệnh ngoại trú có phải là khám sức khỏe theo Thông tư 14 hay không? Hồ sơ khám sức khỏe theo Thông tư 14 đối với trường hợp khám định kỳ như thế nào?
Pháp luật
Điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là gì theo quy định mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền quy định khung giá dịch vụ khám bệnh chữa bệnh? Trách nhiệm quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh được quy định thế nào?
Pháp luật
Trong tương lai, người bệnh sẽ được khám bệnh, chữa bệnh và hỗ trợ chữa bệnh từ xa? Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh từ xa như thế nào?
Pháp luật
Thủ tục cho phép được tiếp tục hành nghề khám bệnh sau khi bị đình chỉ hoạt động chuyên môn như thế nào?
Pháp luật
Cá nhân khám bệnh chữa bệnh nhân đạo tại địa điểm khác ngoài cơ sở khám bệnh chữa bệnh thì có cần Ủy ban xã nơi thực hiện chấp thuận không?
Pháp luật
Điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế cho phép hoạt động đối với đoàn khám bệnh chữa bệnh nhân đạo trong nước được quy định ra sao?
Pháp luật
Chỉ định nghỉ thêm trong sổ khám bệnh có được hưởng chế độ ốm đau? Thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau ra sao?
Pháp luật
Quản lý hoạt động xét nghiệm theo các nguyên tắc nào? Trong hoạt động xét nghiệm, trưởng khoa xét nghiệm có nhiệm vụ gì?
Pháp luật
Phải luôn giữ trang phục y tế sạch đẹp đúng không? Trang phục cụ thể của những người hoạt động trong ngành y tế được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xét nghiệm
4,123 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xét nghiệm Khám bệnh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào