Quan điểm lồng ghép nội dung, phòng chống thiên tai vào Quy hoạch, kế hoạch được thực hiện theo hướng nào?

Tôi có thắc mắc như sau: Quan điểm lồng ghép nội dung, phòng chống thiên tai vào Quy hoạch, kế hoạch được thực hiện theo hướng nào? Mong được giải đáp thắc mắc. Xin cảm ơn. Câu hỏi của bạn U (Sơn La).

Quan điểm lồng ghép nội dung, phòng chống thiên tai vào Quy hoạch, kế hoạch được thực hiện theo hướng nào?

Quan điểm lồng ghép nội dung, phòng chống thiên tai vào Quy hoạch, kế hoạch được quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 10/2021/TT-BKHĐT như sau:

Quan điểm và nguyên tắc lồng ghép nội dung, phòng chống thiên tai vào Quy hoạch, Kế hoạch
1. Quan điểm lồng ghép:
a) Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào Quy hoạch, Kế hoạch được thực hiện theo hướng kết hợp đa mục tiêu để tăng tính thích ứng với thiên tai, giảm thiểu thiệt hại của thiên tai và không làm phát sinh nguy cơ, rủi ro mới ở trước mắt cũng như lâu dài.
b) Lồng ghép hài hòa cả hai nhóm biện pháp công trình và phi công trình cho cả ba giai đoạn: Trước, trong và sau thiên tai.
c) Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào Quy hoạch, Kế hoạch được thực hiện nhằm tăng hiệu quả của các nguồn lực (tài chính, con người và tự nhiên) và hạn chế sự chồng chéo, lãng phí trong các hoạt động đầu tư, chương trình phát triển.
...

Như vậy, theo quy định về quan điểm lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào Quy hoạch, Kế hoạch được thực hiện theo hướng kết hợp đa mục tiêu nhằm mục đích tăng tính thích ứng với thiên tai, giảm thiểu những thiệt hại của thiên tai và không làm phát sinh thêm những nguy cơ, rủi ro ở trước mắt cũng như trong tương lai.

Quan điểm lồng ghép nội dung, phòng chống thiên tai vào Quy hoạch, kế hoạch được thực hiện theo hướng nào?

Quan điểm lồng ghép nội dung, phòng chống thiên tai vào Quy hoạch, kế hoạch được thực hiện theo hướng nào? (Hình từ internet)

Nguyên tắc lồng ghép Quy hoạch, Kế hoạch có nội dung phòng chống thiên tai và được lồng ghép, xây dựng như thế nào?

Nguyên tắc lồng ghép Quy hoạch, Kế hoạch có nội dung phòng, chống thiên tai và được lồng ghép, xây dựng được quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 10/2021/TT-BKHĐT như sau:

Quan điểm và nguyên tắc lồng ghép nội dung, phòng chống thiên tai vào Quy hoạch, Kế hoạch
...
2. Nguyên tắc lồng ghép:
a) Quy hoạch, Kế hoạch có nội dung phòng, chống thiên tai và được lồng ghép, xây dựng phù hợp với đặc thù thiên tai của từng vùng, địa phương để bảo đảm phát triển bền vững; góp phần phát triển ngành, phát triển kinh tế xã hội và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.
b) Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai là một hoạt động của nhiệm vụ xây dựng Quy hoạch, Kế hoạch. Trường hợp, Quy hoạch, Kế hoạch đã được phê duyệt mà chưa có nội dung phòng, chống thiên tai thì thực hiện bổ sung khi điều chỉnh Quy hoạch, Kế hoạch đó. Cách thức lồng ghép bổ sung được thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
c) Các biện pháp phòng, chống thiên tai khi lồng ghép được tiến hành có trọng tâm, có thứ tự ưu tiên, đảm bảo tính khả thi, hiệu quả và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng ngành, từng địa phương. Các biện pháp phòng, chống thiên tai đưa vào Quy hoạch, Kế hoạch đảm bảo thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
d) Quá trình lồng ghép cần xem xét, xác định quy mô của rủi ro thiên tai đối với các lĩnh vực phát triển. Việc đánh giá, xác định nguy cơ và các biện pháp giảm nhẹ rủi ro được đề xuất theo từng lĩnh vực.

Như vậy, nguyên tắc lồng ghép Quy hoạch, Kế hoạch có nội dung phòng, chống thiên tai và được lồng ghép xây dựng phù hợp với đặc thù thiên tai của từng vùng, từng địa phương.

Qua đó để bảo đảm phá triển bền vững. Góp phần phát triển ngành, phát triển kinh tế xã hội và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.

Các biện pháp phòng chống thiên tai được lựa chọn để lồng ghép vào Quy hoạch, Kế hoạch bao gồm các biện pháp nào?

Các biện pháp phòng, chống thiên tai được lựa chọn để lồng ghép vào Quy hoạch, Kế hoạch được quy định tại Điều 4 Thông tư 10/2021/TT-BKHĐT như sau:

Biện pháp phòng, chống thiên tai được sử dụng để lồng ghép vào Quy hoạch, Kế hoạch
1. Các biện pháp phòng, chống thiên tai được lựa chọn để lồng ghép vào Quy hoạch, Kế hoạch gồm: Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động của thiên tai đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội; biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường và làm tăng nguy cơ thiên tai; biện pháp xây dựng hệ thống hạ tầng kết hợp mục tiêu phòng, chống thiên tai.
2. Các biện pháp phòng, chống thiên tai sử dụng lồng ghép vào Quy hoạch, Kế hoạch do các Bộ, ngành và địa phương chủ động đánh giá, lựa chọn từ Kế hoạch phòng, chống thiên tai cùng cấp, Kế hoạch thích ứng biến đổi khí hậu, các chương trình, đề án, dự án có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Tại thời điểm xây dựng Quy hoạch, Kế hoạch mà Kế hoạch phòng, chống thiên tai hoặc tiến độ thực hiện các chương trình, đề án và dự án có liên quan chưa được phê duyệt thì đơn vị chủ trì xây dựng Quy hoạch, Kế hoạch phối hợp với các đơn vị liên quan lựa chọn biện pháp phòng, chống thiên tai để đưa vào lồng ghép.

Như vậy, các biện pháp phòng, chống thiên tai được lựa chọn để lồng ghép vào Quy hoạch, Kế hoạch bao gồm các biện pháp sau:

- Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động của thiên tai đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội;

- Biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường và làm tăng nguy cơ thiên tai;

- Biện pháp xây dựng hệ thống hạ tầng kết hợp mục tiêu phòng, chống thiên tai.

Phòng chống thiên tai Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Phòng chống thiên tai
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Bão làm tốc mái nhà thì bên thuê nhà có phải chịu trách nhiệm không?
Pháp luật
Chấn tâm động đất là gì? Nguyên nhân xảy ra động đất? Phân loại tác động của động đất theo thang MSK - 64?
Pháp luật
Độ sâu chấn tiêu của động đất là gì? Tin cảnh báo sóng thần có bắt buộc gồm thông tin về độ sâu chấn tiêu của động đất không?
Pháp luật
Công trình phòng chống sóng thần được xây dựng như thế nào? Phương án phòng chống sóng thần có những nội dung nào?
Pháp luật
Lãnh đạo và chuyên viên nào trực phòng chống thiên tai trong lĩnh vực đường bộ? Nhiệm vụ của ca trực phòng chống thiên tai đường bộ?
Pháp luật
Quy định số lượng người trực phòng chống thiên tai ở các tỉnh là bao nhiêu? Mức hưởng và chi phí được quy định thế nào?
Pháp luật
Dự báo về ảnh hưởng của bão Trà mi gồm những tin nào? Tin cảnh báo sóng lớn do bão Trà mi gây ra được quy định như thế nào?
Pháp luật
Khi nào bão Trà Mi tan? Cập nhật thông tin bão Trà Mi chính xác nhất ở đâu theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Bão Trà Mi đổ bộ khi nào? Bão Trà Mi có tốc độ gió bao nhiêu km/h thì có sức phá hoại cực kỳ lớn?
Pháp luật
Bão Trami là gì? Dự báo diễn biến Bão Trami có nội dung gì? Bão Trami trở thành siêu bão khi nào?
Pháp luật
Bão Trà Mi 2024 đang ở đâu? Bão Trà Mi có ảnh hưởng Việt Nam không? Tình hình Bão Trà Mi mới nhất?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng chống thiên tai
1,533 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng chống thiên tai

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phòng chống thiên tai

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào