Quần áo bảo vệ có yêu cầu về việc ghi nhãn phải bao gồm những thông tin gì? Khi làm sạch quần áo bảo vệ thì kích thước thay đổi không được vượt quá bao nhiêu phần trăm?

Cho tôi hỏi một vài thông tin về quần áo bảo vệ hiện nay có yêu cầu thiết kế phải đảm bảo những gì? Về việc ghi nhãn quần áo bảo vệ phải có các thông tin chủ yếu nào? Bên cạnh đó khi làm sạch quần áo bảo vệ thì kích thước thay đổi không được vượt quá bao nhiêu phần trăm?

Thiết kế của quần áo bảo vệ phải đảm bảo những yêu cầu như thế nào đúng theo Tiêu chuẩn?

Theo Mục 4.3 Phụ lục ZA TCVN 6689:2021 (ISO 13688:2013 with AMD 1:2019) về Quần áo bảo vệ - Yêu cầu chung có quy định về thiết kế của quần áo bảo vệ như sau:

"4.3 Thiết kế
4.3.1 Thiết kế của quần áo bảo vệ phải tạo dễ dàng cho việc xác định đúng vị trí trên cơ thể người sử dụng và phải đảm bảo rằng quần áo vẫn ở đúng vị trí trong thời gian sử dụng dự kiến trước, có tính đến các yếu tố môi trường xung quanh cùng với các chuyển động và tư thế mà người mặc có thể áp dụng trong quá trình làm việc hoặc hoạt động khác. Với mục đích này, phải cung cấp các phương tiện thích hợp, chẳng hạn như hệ thống điều chỉnh thích hợp hoặc phạm vi kích cỡ thích hợp để quần áo bảo vệ có thể thích ứng với hình thái của người sử dụng. (Xem Phụ lục C).
4.3.2 Thiết kế của quần áo bảo vệ phải đảm bảo rằng không có bộ phận nào của cơ thể không được che bởi các cử động dự kiến của người mặc (ví dụ: áo khoác không được kéo cao quá thắt lưng khi cánh tay giơ lên) nếu điều này được quy định trong tiêu chuẩn cụ thể. Tiêu chuẩn cụ thể cho quần áo bảo vệ phải bao gồm các tiêu chí kiểm tra (ví dụ: kiểm tra xem quần áo có thể mặc vào và cởi ra dễ dàng không; chuyển động cánh tay, đầu gối và động tác gấp cong có thể được không; các vùng cơ thể không được bảo vệ có bị lộ diện trong các chuyển động hay không; áo khoác có che phủ quần dài thỏa đáng không; thông tin của nhà sản xuất có đủ để giải thích cho việc sử dụng đúng đắn quần áo bảo vệ không (xem Phụ lục C).
4.3.3 Nếu có thể, thiết kế quần áo bảo vệ phải tính đến các dụng cụ khác của trang phục hay thiết bị bảo vệ của cùng một nhà sản xuất cần phải mang cùng để tạo thành một hệ thống bảo vệ tổng thể. Khi hai hoặc nhiều dụng cụ được mang cùng nhau, chúng phải tương thích và mỗi dụng cụ phải tuân theo tiêu chuẩn riêng của nó. Không có dụng cụ nào trong số đó được làm giảm hiệu suất của (các) dụng cụ khác và phải đảm bảo mức độ bảo vệ thích hợp tại các khu vực tiếp giáp giữa chúng, ví dụ như trong ống tay áo với găng tay, quần dài với giày dép, các kết hợp mũ trùm đầu và mặt nạ phòng độc. Có thể có các kết hợp khác.
4.3.4 Trong mỗi tiêu chuẩn cụ thể, cần quy định một đặc tính cơ học tối thiểu để đánh giá độ bền của trang phục."

Như vậy, thiết kế của quần áo bảo vệ phải đảm bảo những yêu cầu:

- Phải tạo dễ dàng cho việc xác định đúng vị trí trên cơ thể người sử dụng và phải đảm bảo rằng quần áo vẫn ở đúng vị trí trong thời gian sử dụng dự kiến trước.

- Phải đảm bảo rằng không có bộ phận nào của cơ thể không được che bởi các cử động dự kiến của người mặc.

- Phải tính đến các dụng cụ khác của trang phục hay thiết bị bảo vệ của cùng một nhà sản xuất cần phải mang cùng để tạo thành một hệ thống bảo vệ tổng thể.

Quần áo bảo vệ có yêu cầu về việc ghi nhãn phải bao gồm những thông tin gì? Khi làm sạch quần áo bảo vệ thì kích thước thay đổi không được vượt quá bao nhiêu phần trăm?

Khi làm sạch quần áo bảo vệ thì kích thước thay đổi không được vượt quá bao nhiêu phần trăm? (Hình từ Internet)

Quần áo bảo vệ có quy định về việc ghi nhãn phải bao gồm những thông tin gì?

Theo Mục 7.2 Phụ lục ZA TCVN 6689:2021 (ISO 13688:2013 with AMD 1:2019) về Quần áo bảo vệ - Yêu cầu chung về ghi nhãn quần áo bảo vệ, bao gồm những thông tin sau đây:

"7 Ghi nhãn
7.2 Cụ thể
Việc ghi nhãn phải bao gồm các thông tin sau:
a) Tên, nhãn hiệu hay các phương tiện nhận dạng khác của nhà sản xuất hoặc đại diện được ủy quyền của họ;
b) Ký hiệu loại sản phẩm, tên thương mại hoặc mã số;
c) Ký hiệu kích thước theo Điều 6;
d) Nhận diện tiêu chuẩn sản phẩm cụ thể;
e) Biểu tượng và mức độ tính năng, chỉ khi được yêu cầu bởi tiêu chuẩn sản phẩm. Khi đó, biểu tượng của Phụ lục E phải xuất hiện trên nhãn cùng với nhận dạng tiêu chuẩn sản phẩm cụ thể.
Không có biểu tượng nào trong Phụ lục E được đặt trên nhãn mác trừ khi có yêu cầu của tiêu chuẩn sản phẩm cụ thể.
Là một ký hiệu loại nguy hiểm hoặc ứng dụng, biểu tượng phải được sử dụng như được chỉ dẫn trong các yêu cầu đánh dấu của tiêu chuẩn cụ thể (xem Bảng E.1 và E.2 với các ký hiệu biểu tượng).
Hình 1 cho thấy một ví dụ về quần áo bảo vệ chống nóng và lửa.
Đối với các yêu cầu đã phân loại, số chỉ mức độ tính năng phải được hiển thị bên cạnh hoặc bên dưới biểu tượng. Các số này phải luôn ở cùng một trình tự cố định như yêu cầu trong tiêu chuẩn cụ thể.
Nếu những con số này cần được hiển thị bên cạnh biểu tượng, hãy bắt đầu ở phía bên phải của biểu tượng và tiếp tục theo chiều kim đồng hồ.
Nếu nhà sản xuất có ý định chỉ báo trên ghi nhãn rằng cần phải tham khảo các hướng dẫn của nhà sản xuất, khi đó phải sử dụng Hình E.2.
f) Ghi nhãn chăm sóc và /hoặc nhãn chứng nhận chất lượng
Việc ghi nhãn chăm sóc và /hoặc nhãn chứng nhận chất lượng phải tuân theo ISO 3758 và/hoặc ISO 30023 nếu có liên quan.
Nếu có các yêu cầu cụ thể về việc đánh dấu số lượng quy trình làm sạch tối đa được khuyến nghị, thì số lượng quy trình làm sạch tối đa phải được ghi sau chữ “max” bên cạnh ghi nhãn. Ví dụ, max 25 x
Nếu quần áo bảo vệ có thể được giặt công nghiệp, khi đó điều này phải được ghi trên nhãn chăm sóc/chứng nhận.
g) PPE sử dụng một lần cần được ghi nhãn bằng cụm từ cảnh báo “Không được sử dụng lại" và/hoặc bằng chữ tượng hình tuân theo ISO 7000-1051.
h) Vì ISO 13688 không phải là một tiêu chuẩn đứng độc lập, nên số hiệu của tiêu chuẩn này, cùng với hoặc không cùng với biểu tượng tấm chắn, (ký hiệu cơ bản của bảo vệ), sẽ không xuất hiện dưới dạng đánh dấu duy nhất trên bất kỳ quần áo bảo vệ nào."

Khi làm sạch quần áo bảo vệ thì kích thước thay đổi không được vượt quá bao nhiêu phần trăm?

Theo Mục 5.3 Phụ lục ZA TCVN 6689:2021 (ISO 13688:2013 with AMD 1:2019) về Quần áo bảo vệ - Yêu cầu chung về sự thay đổi kích thước do làm sạch quần áo bảo vệ:

"5.3 Sự thay đổi kích thước do làm sạch
Nếu hướng dẫn của nhà sản xuất chỉ ra rằng trang phục có thể giặt hoặc làm sạch khô, thì quy trình thử nghiệm kiểm tra sự thay đổi kích thước khi giặt chất liệu quần áo bảo vệ phải được thực hiện theo 5.2. Phép đo sự thay đổi kích thước cần được thực hiện theo ISO 5077 và đối với làm sạch khô theo ISO 3175-1.
Các thay đổi về kích thước do làm sạch vật liệu may quần áo bảo vệ không được vượt quá ± 3 % đối với hàng dệt thoi và ± 5 % đối với hàng dệt kim và sản phẩm không dệt theo chiều dài hoặc chiều rộng, trừ khi có quy định khác trong tiêu chuẩn cụ thể.
Một mẫu phải trải qua năm chu kỳ làm sạch theo 5.2. Nếu cho phép cả giặt công nghiệp và giặt sinh hoạt thì chỉ thực hiện giặt công nghiệp. Nếu nhà sản xuất bao gồm hướng dẫn giặt hay giặt và làm sạch khô, chỉ cần tiến hành thực nghiệm giặt thử. Nếu chỉ được phép làm sạch khô, quần áo phải được làm sạch khô."

Theo đó, khi làm sạch quần áo bảo vệ thì các thay đổi về kích thước không được vượt quá ± 3 % đối với hàng dệt thoi và ± 5 % đối với hàng dệt kim và sản phẩm không dệt theo chiều dài hoặc chiều rộng, trừ khi có quy định khác trong tiêu chuẩn cụ thể.

Quần áo bảo vệ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6689:2021 (ISO 13688:2013 with AMD 1:2019) về Quần áo bảo vệ - Yêu cầu chung ra sao?
Pháp luật
Việc thử vật liệu dùng làm quần áo bảo vệ chống kim loại nóng chảy văng bắn để đánh giá khả năng chống chịu được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Nhà sản xuất quần áo bảo vệ chống nhiệt và lửa phải cung cấp những thông tin nào cho khách hàng?
Pháp luật
Lựa chọn chất lỏng thử độ chống thấm của vật liệu làm quần áo bảo vệ chống hóa chất lỏng như thế nào?
Pháp luật
TCVN 6878:2007 (ISO 6942:2002) về phương pháp thử đối với quần áo bảo vệ chống nóng tùy theo bức xạ nhiệt?
Pháp luật
Các giọt kim loại nóng chảy của quần áo bảo vệ được thực hiện theo nguyên tắc nào? Thiết bị tạo giọt được quy định như thế nào?
Pháp luật
Để đạt được sự thoải mái thì quần áo bảo vệ cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào? Quần áo bảo vệ phải đáp ứng các tiêu chuẩn gì về tính vô hại?
Pháp luật
Nguyên lý khi tiến hành kiểm tra các đặc điểm Ecgônômi của quần áo bảo vệ là gì? Việc đánh giá quần áo bảo vệ được thực hiện thông qua các tiêu chí nào?
Pháp luật
Quần áo bảo vệ có yêu cầu về việc ghi nhãn phải bao gồm những thông tin gì? Khi làm sạch quần áo bảo vệ thì kích thước thay đổi không được vượt quá bao nhiêu phần trăm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quần áo bảo vệ
1,439 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quần áo bảo vệ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quần áo bảo vệ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào