Pô xe gắn máy không có bộ phận giảm thanh, giảm khói từ năm 2025 thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Pô xe gắn máy không có bộ phận giảm thanh, giảm khói từ năm 2025 thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo điểm d khoản 2 Điều 14 Nghị định 168/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
...
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm theo bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giữ bản gốc chứng nhận đăng ký xe) hoặc sử dụng chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm theo bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giữ bản gốc chứng nhận đăng ký xe) đã hết hạn sử dụng, hết hiệu lực;
b) Sử dụng chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm theo bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giữ bản gốc chứng nhận đăng ký xe) bị tẩy xóa; sử dụng chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm theo bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giữ bản gốc chứng nhận đăng ký xe) không đúng số khung, số động cơ (số máy) của xe hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp;
c) Điều khiển xe đăng ký tạm thời hoạt động quá phạm vi, tuyến đường, thời hạn cho phép;
d) Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn;
đ) Sử dụng còi không đúng quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại xe.
...
Như vậy, pô xe gắn máy không có bộ phận giảm thanh, giảm khói từ năm 2025 sẽ bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đối với hành vi vi phạm.
Pô xe gắn máy không có bộ phận giảm thanh, giảm khói từ năm 2025 thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Xe máy chuyên dùng không có bộ phận giảm thanh năm 2025 bị xử phạt bao nhiêu?
Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 16 Nghị định 168/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Xử phạt người điều khiển xe máy chuyên dùng (kể cả rơ moóc được kéo theo) vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
1. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số);
b) Điều khiển xe không có hệ thống hãm hoặc có hệ thống hãm nhưng không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật; điều khiển xe có hệ thống chuyển hướng không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật;
c) Điều khiển xe có các bộ phận chuyên dùng lắp đặt không đúng vị trí; không bảo đảm an toàn khi di chuyển;
d) Điều khiển xe không có đủ đèn chiếu sáng; không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không có tác dụng, không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn;
đ) Điều khiển xe có giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng đã hết hiệu lực (hạn sử dụng) dưới 01 tháng (kể cả rơ moóc);
...
5. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều này buộc lắp đầy đủ thiết bị hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn kỹ thuật hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của thiết bị theo quy định;
...
Theo đó, người điều khiển xe máy chuyên dùng (kể cả rơ moóc được kéo theo) mà không có bộ phận giảm thanh, giảm khói thì sẽ bị xử phạt từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm.
Ngoài ra, người điều khiển xe máy chuyên dùng (kể cả rơ moóc được kéo theo) mà không có bộ phận giảm thanh, giảm khói còn phải buộc lắp đầy đủ thiết bị hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn kỹ thuật hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của thiết bị theo quy định
Người tham gia giao thông đường bộ cần phải tuân thủ những quy tắc chung nào?
Căn cứ theo Điều 10 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có quy định như sau:
Theo đó, từ năm 2025 người tham gia giao thông đường bộ cần phải tuân thủ những quy tắc chung như sau:
(1) Người tham gia giao thông đường bộ phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định, chấp hành báo hiệu đường bộ và các quy tắc giao thông đường bộ khác.
(2) Người lái xe và người được chở trên xe ô tô phải thắt dây đai an toàn tại những chỗ có trang bị dây đai an toàn khi tham gia giao thông đường bộ.
(3) Khi chở trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35 mét trên xe ô tô không được cho trẻ em ngồi cùng hàng ghế với người lái xe, trừ loại xe ô tô chỉ có một hàng ghế; người lái xe phải sử dụng, hướng dẫn sử dụng thiết bị an toàn phù hợp cho trẻ em.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp tiêu chuẩn xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực Giáo dục và đào tạo có nội dung thế nào?
- Cách nhận biết các loại biển báo hiệu giao thông đường bộ hiện nay? Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ?
- Thỏa ước lao động tập thể được quy định thế nào? Thỏa ước lao động tập thể được ký kết bởi những ai?
- Tiền lương của người lao động bao gồm những khoản nào ngoài mức lương theo công việc theo quy định?
- Tải mẫu quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm trong tố tụng hình sự mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu? Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm?