Cách nhận biết các loại biển báo hiệu giao thông đường bộ hiện nay? Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ?
Cách nhận biết các loại biển báo hiệu giao thông đường bộ hiện nay?
Căn cứ vào Điều 11 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 51/2024/TT-BGTVT có quy định các loại biển báo hiệu giao thông đường bộ được chia thành 5 nhóm cơ bản sau đây:
- Biển báo cấm;
- Biển hiệu lệnh;
- Biển báo nguy hiểm và cảnh báo;
- Biển chỉ dẫn;
- Biển phụ, biển viết bằng chữ.
Theo đó, cách nhận biết các loại biển báo giao thông đường bộ nêu trên như sau:
Nhóm biển báo | Ý nghĩa | Hình dạng | Ký hiệu |
Nhóm biển báo cấm | Là nhóm biển biểu thị các điều cấm mà người tham gia giao thông không được vi phạm. (Trừ trường hợp biển báo cấm được ghép với các thông tin chỉ dẫn trên cùng một biển báo) | Chủ yếu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm. | Biển báo cấm có mã P (cấm) và DP (hết cấm) (Điều 22 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 51/2024/TT-BGTVT) |
Nhóm biển hiệu lệnh | Là nhóm biển để báo các hiệu lệnh phải chấp hành. Người tham gia giao thông phải chấp hành các hiệu lệnh trên biển báo (trừ một số biển đặc biệt). | Các biển có dạng hình tròn trên nền xanh lam có hình vẽ màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh nhằm báo cho người tham gia giao thông đường biết. | Biển hiệu lệnh có mã R và R.E (Điều 32 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 51/2024/TT-BGTVT) |
Nhóm biển báo nguy hiểm và cảnh báo | Là nhóm biển báo cho người tham gia giao thông biết trước các nguy hiểm trên đường để chủ động phòng ngừa kịp thời. | Chủ yếu có hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc cần báo hiệu. | Biển báo nguy hiểm và cảnh báo có mã W (Điều 28 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 51/2024/TT-BGTVT) |
Nhóm biển chỉ dẫn | Là nhóm biển báo dùng để cung cấp thông tin và các chỉ dẫn cần thiết cho người tham gia giao thông. | Chủ yếu có hình chữ nhật hoặc hình vuông hoặc hình mũi tên, nền màu xanh. | Biển chỉ dẫn trên các đường ô tô không phải là đường cao tốc có mã “I” (Điều 36 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 51/2024/TT-BGTVT) |
Nhóm biển phụ, biển viết bằng chữ | Là nhóm biển nhằm thuyết minh bổ sung nội dung nhóm biển nêu trên hoặc được sử dụng độc lập | - Biển phụ có hình dạng là hình chữ nhật hoặc hình vuông. + Biển có nền màu trắng thì hình vẽ và chữ viết màu đen; hoặc + Biển có nền màu xanh lam thì chữ viết màu trắng. (Điều 41 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 51/2024/TT-BGTVT) - Biển viết bằng chữ có hình chữ nhật. + Biển dùng để chỉ dẫn có nền màu xanh chữ viết màu trắng; + Biển dùng để cảnh báo có nền vàng chữ đen; + Biển dùng để báo cấm hay hiệu lệnh có nền màu đỏ chữ viết màu trắng. (Điều 42 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 51/2024/TT-BGTVT) | Biển phụ có mã S, S.G và S.H (Điều 41 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 51/2024/TT-BGTVT) |
Cách nhận biết các loại biển báo giao thông đường bộ hiện nay? Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là gì?
Ở vị trí vừa có biển báo hiệu đặt cố định vừa có biển báo hiệu tạm thời thì phải chấp hành hiệu lệnh của biển báo hiệu nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 12 Điều 11 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 như sau:
Chấp hành báo hiệu đường bộ
...
11. Thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ để hỗ trợ cảnh báo nguy hiểm cho người tham gia giao thông đường bộ.
12. Khi ở một vị trí vừa có biển báo hiệu đặt cố định vừa có biển báo hiệu tạm thời mà hai biển có ý nghĩa khác nhau, người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành hiệu lệnh của biển báo hiệu tạm thời.
13. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ, trừ hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
14. Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết khoản 3 Điều này.
Như vậy, trường hợp người tham gia giao thông đường bộ đang ở một vị trí vừa có biển báo hiệu đặt cố định vừa có biển báo hiệu tạm thời mà hai biển có ý nghĩa khác nhau thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của biển báo hiệu tạm thời.
Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là gì?
Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được quy định tại Điều 3 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 như sau:
- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Bảo đảm giao thông đường bộ được trật tự, an toàn, thông suốt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; phòng ngừa vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, tai nạn giao thông đường bộ và ùn tắc giao thông; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân và tài sản của cơ quan, tổ chức.
- Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và quy định khác của pháp luật có liên quan, có trách nhiệm giữ an toàn cho mình và cho người khác.
- Mọi hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
- Hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải công khai, minh bạch và thuận lợi cho người dân.
- Công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?