Phương tiện lưu khóa bí mật là gì? Tổ chức có trách nhiệm khôi phục phương tiện lưu khóa bí mật theo đề nghị của thuê bao là ai?
Phương tiện lưu khóa bí mật là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 68/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khóa bí mật là một khóa trong cặp khóa thuộc hệ thống mật mã không đối xứng, được dùng để tạo chữ ký số.
...
Căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Nghị định 23/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
6. “Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia” là Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.
7. “Quy chế chứng thực” là văn bản về chính sách và quy trình, thủ tục cấp, quản lý chứng thư chữ ký điện tử hoặc chứng thư chữ ký số, sử dụng chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn hoặc dịch vụ tin cậy của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia, tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy, tổ chức tạo lập chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn.
8. “Phí dịch vụ duy trì hệ thống kiểm tra trạng thái chứng thư chữ ký số” là khoản tiền để duy trì hệ thống thông tin phục vụ việc kiểm tra trạng thái chứng thư chữ ký số đối với dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng, dịch vụ cấp dấu thời gian, dịch vụ chứng thực thông điệp dữ liệu.
9. “Phương tiện lưu khóa bí mật” là phương tiện chứa khóa bí mật của thuê bao.
Theo đó, khóa bí mật là một khóa trong cặp khóa thuộc hệ thống mật mã không đối xứng, được dùng để tạo chữ ký số.
Do đó, phương tiện lưu khóa bị mật được hiểu là phương tiện chứa khóa bí mật của thuê bao.
Phương tiện lưu khóa bí mật là gì? Tổ chức có trách nhiệm khôi phục phương tiện lưu khóa bí mật theo đề nghị của thuê bao là ai? (Hình từ Internet)
Tổ chức có trách nhiệm khôi phục phương tiện lưu khóa bí mật theo đề nghị của thuê bao là ai?
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 37 Nghị định 23/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Tạo khóa, phân phối và quản lý khóa cho thuê bao
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị phát hành chứng thư chữ ký số công cộng có thể tự tạo cặp khóa hoặc yêu cầu bằng văn bản tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng tạo cặp khóa cho mình.
2. Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị phát hành chứng thư chữ ký số công cộng tự tạo cặp khóa, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cần bảo đảm chắc chắn rằng tổ chức, cá nhân đó đã sử dụng thiết bị tạo cặp khóa theo đúng quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc áp dụng để tạo ra và lưu trữ cặp khóa.
3. Trường hợp tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng tạo cặp khóa, tổ chức đó phải bảo đảm sử dụng các phương thức an toàn để chuyển giao khóa bí mật đến tổ chức, cá nhân đề nghị phát hành chứng thư chữ ký số công cộng và chỉ được lưu bản sao của khóa bí mật khi tổ chức, cá nhân đề nghị phát hành chứng thư chữ ký số công cộng có yêu cầu bằng văn bản.
4. Trường hợp tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng theo mô hình ký số từ xa, tổ chức đó được lưu khóa bí mật của tổ chức, cá nhân đề nghị phát hành chứng thư chữ ký số công cộng và phải bảo đảm sử dụng các phương thức an toàn để lưu trữ.
5. Liên quan đến hoạt động quản lý khóa, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng có trách nhiệm sau:
a) Thông báo ngay cho thuê bao, đồng thời áp dụng những biện pháp ngăn chặn và khắc phục kịp thời trong trường hợp phát hiện thấy dấu hiệu khóa bí mật của thuê bao đã bị lộ, không còn toàn vẹn hoặc bất cứ sự sai sót nào khác có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến quyền lợi của thuê bao;
b) Khuyến cáo cho thuê bao việc thay đổi cặp khóa khi cần thiết nhằm bảo đảm tính tin cậy và an toàn cao nhất cho cặp khóa;
c) Khôi phục phương tiện lưu khóa bí mật theo đề nghị của thuê bao.
Như vậy, liên quan đến hoạt động quản lý khóa thì tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng có trách nhiệm khôi phục phương tiện lưu khóa bí mật theo đề nghị của thuê bao theo quy định của pháp luật.
Chứng thư chữ ký số công cộng có nội dung như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 23/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Theo đó, nội dung của chứng thư chữ ký số công cộng sẽ bao gồm:
(1) Tên của tổ chức phát hành chứng thư chữ ký số;
(2) Tên của thuê bao;
(3) Số hiệu chứng thư chữ ký số;
(4) Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số;
(5) Khóa công khai của thuê bao;
(6) Chữ ký số của tổ chức phát hành chứng thư chữ ký số;
(7) Mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư chữ ký số;
(8) Trách nhiệm pháp lý của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng;
(9) Thuật toán khóa không đối xứng.




Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực IV quản lý nhà nước đối với các tỉnh thành nào? 3 nhiệm vụ và quyền hạn hiện nay?
- Truyền thông chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật không được áp dụng đối với nội dung của văn bản quy phạm pháp luật nào?
- Đang mang thai có được tham gia thi tuyển viên chức hay không? Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức đối với người tập sự ra sao?
- Hợp tác quốc tế chủ yếu trong lĩnh vực điện lực có các nội dung gì? Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện?
- Kiểm toán viên hành nghề không được ký báo cáo kiểm toán cho một đơn vị được kiểm toán quá 5 năm liên tục đúng không?