Phương pháp thở oxy qua gọng mũi khi viêm phổi nặng ở trẻ sơ sinh được quy định như thế nào? Phải theo dõi trẻ sơ sinh khi thở oxy ra sao?

Cho tôi hỏi, được chỉ định thở oxy khi viêm phổi nặng thì phải làm như thế nào? Tôi không rõ phương pháp thở oxy qua gọng mũi đối với trẻ sơ sinh có những điểm gì cần lưu ý và việc chỉ định thở oxy như vậy có phù hợp không?

Việc chẩn đoán viêm phổi nặng ở trẻ sơ sinh dựa trên những dấu hiệu nào?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2 Mục V Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 101/QĐ-BYT năm 2014 như sau:

"V. Chẩn đoán viêm phổi ở trẻ em
Chẩn đoán viêm phổi và mức độ nặng (viêm phổi, viêm phổi nặng) ở trẻ em chủ yếu dựa vào lâm sàng.
1. Viêm phổi
Trẻ ho, sốt kèm theo ít nhất một trong các dấu hiệu:
Thở nhanh:
< 2 tháng tuổi ≥ 60 lần/phút
2 - < 12 tháng tuổi: ≥ 50 lần/phút
1 - 5 tuổi: ≥ 40 lần/phút
> 5 tuổi: ≥ 30 lần/phút
- Rút lõm lồng ngực (phần dưới lồng ngực lõm vào ở thì hít vào)
- Khám phổi thấy bất thường: giảm thông khí, có tiếng bất thường (ran ẩm, ran phế quản, ran nổ...).
2. Viêm phổi nặng
Chẩn đoán viêm phổi nặng khi trẻ có dấu hiệu của viêm phổi kèm theo ít nhất một trong các dấu hiệu sau:
- Dấu hiệu toàn thân nặng:
+ Bỏ bú hoặc không uống được.
+ Rối loạn tri giác: lơ mơ hoặc hôn mê.
+ Co giật.
- Dấu hiệu suy hô hấp nặng (thở rên, rút lõm lồng ngực rất nặng).
- Tím tái hoặc SpO2 < 90%.
- Trẻ < 2 tháng tuổi.
[...]"

Theo đó, việc chẩn đoán viêm phổi nặng ở trẻ em khi trẻ có dấu hiệu của viêm phổi cụ thể nêu trên kèm theo ít nhất một trong các dấu hiệu sau:

- Dấu hiệu toàn thân nặng:

+ Bỏ bú hoặc không uống được.

+ Rối loạn tri giác: lơ mơ hoặc hôn mê.

+ Co giật.

- Dấu hiệu suy hô hấp nặng (thở rên, rút lõm lồng ngực rất nặng).

- Tím tái hoặc SpO2 < 90%.

- Trẻ < 2 tháng tuổi.

Thở oxy qua gọng mũi

Phương pháp thở oxy qua gọng mũi khi viêm phổi nặng ở trẻ sơ sinh (Hình từ Internet)

Phương pháp thở oxy qua gọng mũi khi được chẩn đoán viêm phổi nặng ở trẻ sơ sinh được quy định như thế nào?

Căn cứ theo mục 2 Phụ lục 2 Oxy liệu pháp ban hành kèm theo Quyết định 101/QĐ-BYT năm 2014 như sau:

"1. Chỉ định thở oxy
- Trẻ có biểu hiện tím trung tâm (tím da và niêm mạc)
- SpO2 < 90%
- Không uống được, nghi ngờ do thiếu oxy.
- Dấu hiệu co kéo cơ hô hấp mạnh.
- Thở rất nhanh (> 70 lần/phút ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi)
2. Các phương pháp thở oxy
2.1. Oxy qua gọng mũi
- Tiện lợi: dễ sử dụng và chăm sóc, bệnh nhân dễ chấp nhận: có thể vừa thở oxy vừa ăn uống, nói chuyện.
- Bất lợi: dễ tắc đường ra do chất tiết, xung huyết mũi gây khó chịu.
- Chỉ định:
Tự thở được qua mũi (mũi không tắc do xung huyết)
Trẻ có nhu cầu oxy (FiO2) thấp < 35%
- Liều lượng:
Lưu lượng O2 cho phép từ < 0,5 lít/phút (l/p)đến 4 l/p với FiO2 có thể đạt từ 23% đến 35%. Lưu lượng > 4 l/p gây chướng bụng hạn chế hô hấp. Lưu lượng O2 tối đa thở gọng theo lứa tuổi: sơ sinh 1,5 - 2 l/p, trẻ bú mẹ 2 - 3 l/p, trẻ lớn 3 - 4 l/p.
Với thở gọng mũi, lưu lượng O2 tăng 1 l/p thì FiO2 tăng lên khoảng 4%.
..."

Theo đó, chỉ định thở oxy khi:

- Trẻ có biểu hiện tím trung tâm (tím da và niêm mạc)

- SpO2 < 90%

- Không uống được, nghi ngờ do thiếu oxy.

- Dấu hiệu co kéo cơ hô hấp mạnh.

- Thở rất nhanh (> 70 lần/phút ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi)

Với phương pháp thở oxy qua gọng mũi có những tiện ích và bất lợi sau:

- Tiện lợi: dễ sử dụng và chăm sóc, bệnh nhân dễ chấp nhận: có thể vừa thở oxy vừa ăn uống, nói chuyện.

- Bất lợi: dễ tắc đường ra do chất tiết, xung huyết mũi gây khó chịu.

Chỉ định thở oxy qua gọng mũi như sau:

- Tự thở được qua mũi (mũi không tắc do xung huyết);

- Trẻ có nhu cầu oxy (FiO2) thấp < 35%.

Khi được chỉ định phương pháp thở oxy qua gọng mũi phải theo dõi trẻ thở oxy như thế nào?

Căn cứ theo mục 3 Phụ lục 2 Oxy liệu pháp ban hành kèm theo Quyết định 101/QĐ-BYT năm 2014 như sau:

"3. Theo dõi trẻ thở oxy
- Đảm bảo các kết nối oxy từ nguồn oxy đến bệnh nhân hoạt động tốt.
- Dùng máy đo SpO2 để theo dõi bệnh nhân liên tục. Nếu không có máy phải theo dõi bằng lâm sàng: dấu hiệu tím da niêm mạc, mức độ gắng sức, tri giác, ăn uống.
- Điều dưỡng kiểm tra gọng mũi hoặc ống thông thở oxy mỗi 3 giờ để đảm bảo không tắc dụng cụ do chất xuất tiết, đầu ống thông ở đúng vị trí và các kết nối an toàn.
- Điều chỉnh lưu lượng oxy theo SpO2 hoặc đáp ứng của bệnh nhân. Đảm bảo SpO2 > 92%, giảm thở nhanh hoặc gắng sức, không tím da niêm mạc, trẻ tỉnh và ăn uống được.
- Thở oxy ngắt quãng và ngừng khi lưu lượng oxy tối thiểu mà trẻ không còn các dấu hiệu suy hô hấp."

Theo đó, khi theo dõi trẻ thở oxy phải đảm bảo các kết nối oxy từ nguồn oxy đến bệnh nhân hoạt động tốt.

Dùng máy đo SpO2 để theo dõi bệnh nhân liên tục. Nếu không có máy phải theo dõi bằng lâm sàng: dấu hiệu tím da niêm mạc, mức độ gắng sức, tri giác, ăn uống.

Điều dưỡng kiểm tra gọng mũi mỗi 3 giờ để đảm bảo không tắc dụng cụ do chất xuất tiết, đầu ống thông ở đúng vị trí và các kết nối an toàn.

Điều chỉnh lưu lượng oxy theo SpO2 hoặc đáp ứng của bệnh nhân. Đảm bảo SpO2 > 92%, giảm thở nhanh hoặc gắng sức, không tím da niêm mạc, trẻ tỉnh và ăn uống được.

Thở oxy ngắt quãng và ngừng khi lưu lượng oxy tối thiểu mà trẻ không còn các dấu hiệu suy hô hấp.

Viêm phổi
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Viêm phổi là gì? Viêm phổi ở trẻ em có tỷ lệ tử vong cao không? Dấu hiệu viêm phổi trẻ em là gì?
Pháp luật
Được chẩn đoán viêm phổi tràn dịch màng phổi thông qua X-quang phổi nhưng vì sau thời gian điều trị dài không khỏi có quyền từ chối chữa trị tại bệnh viện hiện tại không?
Pháp luật
Việc chẩn đoán bệnh viêm phổi ở trẻ em có dựa trên kết quả kiểm tra cận lâm sàng không? Tràn khí màng phổi ở trẻ em được chẩn đoán và điều trị như thế nào?
Pháp luật
Kiểm tra cận lâm sàng đối với bệnh viêm phổi ở trẻ em được quy định như thế nào? Việc điều trị tràn dịch màng phổi pháp luật có quy định không?
Pháp luật
Phương pháp thở oxy qua gọng mũi khi viêm phổi nặng ở trẻ sơ sinh được quy định như thế nào? Phải theo dõi trẻ sơ sinh khi thở oxy ra sao?
Pháp luật
Viêm phổi nặng ở trẻ em có thể được chẩn đoán dựa trên những dấu hiệu nào? Phương pháp thở oxy qua mask khi được chẩn đoán viêm phổi nặng ở trẻ được quy định như thế nào?
Pháp luật
Trẻ em bị chẩn đoán viêm phổi có được điều trị tại nhà không? Trẻ em thường xuyên bị viêm phổi có thể dẫn tới các biến chứng như thế nào?
Pháp luật
Kháng sinh uống được chỉ định cho trẻ được chẩn đoán viêm phổi khi nào? Biến chứng áp xe phổi ở trẻ em bị viêm phổi được chẩn đoán và điều trị như thế nào?
Pháp luật
Nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ em được quy định như thế nào? Việc xử trí trẻ em bị chẩn đoán viêm phổi nặng được quy định như thế nào?
Pháp luật
Việc chẩn đoán và điều trị tràn dịch, tràn khí màng phổi ở trẻ em bị viêm phổi được pháp luật quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Viêm phổi
12,974 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Viêm phổi

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Viêm phổi

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào