Phương án sáp nhập địa giới đơn vị hành chính tỉnh được thể hiện ở phần nào trong đề án sáp nhập tỉnh thành theo Nghị quyết 1211?

Phương án sáp nhập địa giới đơn vị hành chính tỉnh được thể hiện ở phần nào trong đề án sáp nhập tỉnh thành theo Nghị quyết 1211? Quốc hội hay Chính phủ có thẩm quyền quyết định sáp nhập địa giới đơn vị hành chính tỉnh?

Phương án sáp nhập địa giới đơn vị hành chính tỉnh được thể hiện ở phần nào trong đề án sáp nhập tỉnh thành theo Nghị quyết 1211?

Căn cứ Điều 29 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, b, c khoản 16 Điều 1 Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 quy định đề án sáp nhập tỉnh thành theo Nghị quyết 1211 có những nội dung sau đây:

Đề án thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính
1. Đề án thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính gồm có năm phần và phụ lục như sau:
a) Phần thứ nhất: căn cứ pháp lý và sự cần thiết;
b) Phần thứ hai: lịch sử hình thành và hiện trạng của các đơn vị hành chính liên quan trực tiếp đến việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.
Phần này gồm lịch sử hình thành; vị trí địa lý; chức năng, vai trò đối với thành lập thành phố, thị xã, thị trấn; diện tích tự nhiên và cơ cấu các loại đất; dân số và cơ cấu, thành phần dân cư (độ tuổi; dân số nội thành, nội thị; thành phần dân tộc; lao động nông nghiệp, phi nông nghiệp); tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, cơ sở hạ tầng, quốc phòng, an ninh và tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị tại địa bàn; đánh giá chi tiết mức độ đạt được các tiêu chuẩn của đơn vị hành chính quy định tại Nghị quyết này (nếu có);
c) Phần thứ ba: phương án thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.
Phần này gồm hiện trạng diện tích tự nhiên, dân số (tính đến ngày 31 tháng 12 của năm trước liền kề với năm trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định đề án) của đơn vị hành chính cấp tỉnh, và của các đơn vị hành chính có liên quan đến việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính; phương án thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính về diện tích tự nhiên, dân số và địa giới hành chính; kết quả sau khi thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính về diện tích tự nhiên, dân số và số đơn vị hành chính các cấp;
...

Theo đó, phương án sáp nhập địa giới đơn vị hành chính tỉnh được thể hiện ở phần ba trong đề án sáp nhập tỉnh thành theo Nghị quyết 1211.

Phần 3 đề án sáp nhập tỉnh thành theo Nghị quyết 1211 gồm hiện trạng diện tích tự nhiên, dân số (tính đến ngày 31 tháng 12 của năm trước liền kề với năm trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định đề án) của đơn vị hành chính cấp tỉnh, và của các đơn vị hành chính có liên quan đến việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính; phương án thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính về diện tích tự nhiên, dân số và địa giới hành chính; kết quả sau khi thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính về diện tích tự nhiên, dân số và số đơn vị hành chính các cấp.

Phương án sáp nhập địa giới đơn vị hành chính tỉnh được thể hiện ở phần nào trong đề án sáp nhập tỉnh thành theo Nghị quyết 1211?

Phương án sáp nhập địa giới đơn vị hành chính tỉnh được thể hiện ở phần nào trong đề án sáp nhập tỉnh thành theo Nghị quyết 1211? (Hình từ Internet)

Quốc hội hay Chính phủ có thẩm quyền quyết định sáp nhập địa giới đơn vị hành chính tỉnh?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 129 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 245 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:

Thẩm quyền quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính
1. Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh; đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh.
2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.
3. Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính; đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Như vậy, thẩm quyền quyết định sáp nhập địa giới đơn vị hành chính tỉnh thuộc về Quốc hội.

Tiêu chuẩn của tỉnh được quy định cụ thể ra sao?

Căn cứ Điều 1 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 quy định cụ thể như sau:

Tiêu chuẩn của tỉnh
1. Quy mô dân số:
a) Tỉnh miền núi, vùng cao từ 900.000 người trở lên;
b) Tỉnh không thuộc điểm a khoản này từ 1.400.000 người trở lên.
2. Diện tích tự nhiên:
a) Tỉnh miền núi, vùng cao từ 8.000 km2 trở lên;
b) Tỉnh không thuộc điểm a khoản này từ 5.000 km2 trở lên.
3. Số đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc có từ 09 đơn vị trở lên, trong đó có ít nhất là 01 thành phố hoặc 01 thị xã.

Theo đó, tiêu chuẩn của tỉnh được quy định như sau:

- Quy mô dân số:

+ Tỉnh miền núi, vùng cao từ 900.000 người trở lên;

+ Tỉnh không thuộc điểm a khoản này từ 1.400.000 người trở lên.

- Diện tích tự nhiên:

+ Tỉnh miền núi, vùng cao từ 8.000 km2 trở lên;

+ Tỉnh không thuộc điểm a khoản này từ 5.000 km2 trở lên.

- Số đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc có từ 09 đơn vị trở lên, trong đó có ít nhất là 01 thành phố hoặc 01 thị xã.

Sáp nhập tỉnh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Sáp nhập còn 34 tỉnh thành mới nhất 2025: CBCCVC nào được hưởng chế độ tại Nghị định 178 sửa đổi bởi Nghị định 67?
Pháp luật
Bản đồ 34 tỉnh thành sau sáp nhập 2025 được thành lập mới khi nào? Bản đồ Việt Nam sau sáp nhập tỉnh thành 2025 khi nào được lập mới?
Pháp luật
Sơ đồ bộ máy nhà nước Việt Nam 2025 ở địa phương sau khi sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện ra sao? Mô hình chính quyền 2 cấp thế nào?
Pháp luật
Công văn 1688/BNV-CCVC hướng dẫn Nghị định 177 về chế độ chính sách cho cán bộ công chức khi sáp nhập tỉnh?
Pháp luật
Danh sách 28 tỉnh và 6 thành phố sau sáp nhập 2025 theo Nghị quyết 60? Diện tích, dân số các tỉnh thành sau sáp nhập thế nào?
Pháp luật
Danh sách 34 tỉnh thành mới nhất 2025 có tên gọi, trung tâm Chính trị - Hành chính dự kiến thế nào?
Pháp luật
Sau sáp nhập tỉnh thành 2025: Còn 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương dự kiến đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Pháp luật
Mẫu biên bản kiểm kê việc sử dụng phiếu xin ý kiến cử tri đại diện hộ gia đình? Tải về mẫu?
Pháp luật
Sáp nhập tỉnh thành 2025 mới nhất: Cán bộ, công chức lãnh đạo tỉnh được bố trí sau sắp xếp như thế nào?
Pháp luật
Cán bộ không đủ tiêu chuẩn vị trí việc làm sẽ bị tinh giản sau sáp nhập tỉnh thành, sáp nhập xã 2025?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sáp nhập tỉnh
Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
222 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sáp nhập tỉnh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sáp nhập tỉnh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào