Phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với Thanh tra viên thuộc Thanh tra tỉnh có dùng để đóng BHXH bắt buộc?
- Phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với Thanh tra viên thuộc Thanh tra tỉnh có dùng để đóng BHXH bắt buộc?
- Thanh tra viên thuộc Thanh tra tỉnh được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra là bao nhiêu?
- Thanh tra viên thuộc Thanh tra tỉnh không được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề trong trường hợp nào?
Phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với Thanh tra viên thuộc Thanh tra tỉnh có dùng để đóng BHXH bắt buộc?
Theo tiểu mục 2 Mục III Thông tư liên tịch 191/2006/TTLT-TTCP-BNV-BTC Hướng dẫn Quyết định 202/2005/QĐ-TTg về chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với Thanh tra viên quy định như sau:
NGUỒN KINH PHÍ VÀ CHI TRẢ PHỤ CẤP
1. Nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra thực hiện theo các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2. Chi trả phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra:
a) Phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh được tính trả vào cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội;
b) Các đối tượng được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra thuộc biên chế trả lương của cơ quan nào thì cơ quan đó chi trả.
Theo đó, phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với Thanh tra viên thuộc Thanh tra tỉnh không dùng để đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Thanh tra viên thuộc Thanh tra tỉnh được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra là bao nhiêu?
Theo tiểu mục 2 Mục I Thông tư liên tịch 191/2006/TTLT-TTCP-BNV-BTC Hướng dẫn Quyết định 202/2005/QĐ-TTg về chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với Thanh tra viên quy định như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ MỨC PHỤ CẤP
1. Đối tượng và phạm vi áp dụng:
Tổng Thanh tra, Phó Tổng thanh tra, Thanh tra viên cao cấp, Thanh tra viên chính và Thanh tra viên thuộc các cơ quan Thanh tra nhà nước, gồm: Cơ quan Thanh tra được thành lập theo cấp hành chính và cơ quan Thanh tra được thành lập theo ngành, lĩnh vực.
2. Mức phụ cấp trách nhiệm:
a) Tổng Thanh tra, Phó Tổng thanh tra, Thanh tra viên cao cấp được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra bằng 15% mức lương cơ bản hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có);
b) Thanh tra viên chính được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra bằng 20% mức lương cơ bản hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có);
c) Thanh tra viên được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra bằng 25% mức lương cơ bản hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Như vậy, Thanh tra viên thuộc Thanh tra tỉnh được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra bằng 25% mức lương cơ bản hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với Thanh tra viên thuộc Thanh tra tỉnh có dùng để đóng BHXH bắt buộc? (Hình từ Internet)
Thanh tra viên thuộc Thanh tra tỉnh không được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề trong trường hợp nào?
Theo tiểu mục 4 Mục II Thông tư liên tịch 191/2006/TTLT-TTCP-BNV-BTC Hướng dẫn Quyết định 202/2005/QĐ-TTg về chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với Thanh tra viên quy định như sau:
II. NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG PHỤ CẤP TRÁCH NHIỆM
...
4. Đối tượng nêu tại khoản 1 mục I Thông tư này không hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra trong các trường hợp sau:
a) Miễn nhiệm, nghỉ hưu, thôi việc, nghỉ việc hoặc được thuyên chuyển, điều động sang cơ quan khác không thuộc cơ quan Thanh tra;
b) Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
c) Thời gian đi học tập trung trong nước từ 03 tháng liên tục trở lên;
d) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương từ 01 tháng liên tục trở lên;
đ) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định tại Điều lệ Bảo hiểm xã hội hiện hành của Nhà nước;
e) Thời gian bị đình chỉ công tác.
Như vậy, Thanh tra viên thuộc Thanh tra tỉnh không được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề trong trường hợp sau đây:
- Miễn nhiệm, nghỉ hưu, thôi việc, nghỉ việc hoặc được thuyên chuyển, điều động sang cơ quan khác không thuộc cơ quan Thanh tra;
- Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
Chế độ trả lương
...
4. Cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế trả lương của cơ quan, đơn vị và các đối tượng hưởng lương thuộc lực lượng vũ trang được cử đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài từ 30 ngày liên tục trở lên hưởng sinh hoạt phí do Nhà nước đài thọ hoặc hưởng lương, hưởng sinh hoạt phí do nước ngoài, tổ chức quốc tế đài thọ thì trong thời gian ở nước ngoài được hưởng 40% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
...
- Thời gian đi học tập trung trong nước từ 03 tháng liên tục trở lên;
- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương từ 01 tháng liên tục trở lên;
- Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định tại Điều lệ Bảo hiểm xã hội hiện hành của Nhà nước;
- Thời gian bị đình chỉ công tác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?