Phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn trong vùng được quy định như thế nào? Giám sát dịch bệnh động vật trên cạn trong vùng phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn trong vùng được pháp luật quy định như thế nào?
Theo Điều 11 Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn trong vùng
1. Các cơ sở chăn nuôi trong vùng thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này.
2. Trường hợp xây dựng vùng an toàn dịch bệnh có sử dụng vắc xin, phải xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng vắc xin phòng bệnh động vật đối với bệnh đăng ký an toàn theo quy định tại Khoản 5 Điều 15 của Luật thú y. Chi cục Thú y xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng vắc xin trên địa bàn.
3. Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình giám sát dịch bệnh động vật đối với bệnh đăng ký an toàn theo quy định của Điều 12 của Thông tư này.
Theo đó, phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn trong vùng được pháp luật quy định như sau:
- Các cơ sở chăn nuôi trong vùng thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này.
- Trường hợp xây dựng vùng an toàn dịch bệnh có sử dụng vắc xin, phải xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng vắc xin phòng bệnh động vật đối với bệnh đăng ký an toàn theo quy định tại Khoản 5 Điều 15 của Luật thú y. Chi cục Thú y xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng vắc xin trên địa bàn.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình giám sát dịch bệnh động vật đối với bệnh đăng ký an toàn theo quy định.
Dịch bệnh động vật trên cạn (Hình từ Internet)
Giám sát dịch bệnh động vật trên cạn trong vùng phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT quy định cụ thể:
Yêu cầu về giám sát dịch bệnh động vật trên cạn trong vùng
1. Các cơ sở chăn nuôi trong vùng thực hiện giám sát theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này.
2. Chi cục Thú y xây dựng chương trình giám sát dịch bệnh động vật đối với bệnh đăng ký an toàn trên địa bàn, gửi và chỉnh sửa theo ý kiến góp ý của Cục Thú y, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình giám sát dịch bệnh động vật.
3. Nội dung của chương trình giám sát dịch bệnh động vật bao gồm:
a) Hình thức giám sát: Giám sát lâm sàng, giám sát sau tiêm phòng hoặc giám sát phát hiện sự có mặt của tác nhân gây bệnh truyền nhiễm đăng ký an toàn;
b) Phương pháp chọn mẫu, loại mẫu, số lượng mẫu, tần suất lấy mẫu, xét nghiệm mẫu;
c) Thu thập, quản lý, phân tích thông tin, dữ liệu;
d) Các biện pháp xử lý kết quả giám sát.
4. Trong vòng 15 (mười lăm) ngày kể từ khi nhận được văn bản đề nghị của Chi cục Thú y, Cục Thú y gửi văn bản cho ý kiến về chuyên môn đối với chương trình giám sát dịch bệnh động vật của địa phương.
Theo đó, yêu cầu về giám sát dịch bệnh động vật trên cạn trong vùng được quy định cụ thể trên.
Tình trạng dịch bệnh động vật trên cạn trong vùng được quy định ra sao?
Tại Điều 13 Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Yêu cầu về tình trạng dịch bệnh trên cạn trong vùng
1. Đối với vùng lần đầu đăng ký cấp Giấy chứng nhận: Không có ca bệnh của bệnh đăng ký công nhận an toàn trong ít nhất 12 (mười hai) tháng trước thời Điểm nộp hồ sơ đăng ký.
2. Đối với vùng có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại các Điểm a và Điểm d Khoản 1 Điều 47 của Thông tư này hoặc vùng đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận: Không có ca bệnh lâm sàng của bệnh được chứng nhận an toàn trong vùng tại thời Điểm nộp hồ sơ đăng ký lại.
3. Đối với vùng có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều 47 của Thông tư này: Không có ca bệnh của bệnh được chứng nhận an toàn trong t nhất 03 (ba) tháng kể từ khi con vật mắc bệnh cuối cùng được tiêu hủy hoặc khỏi bệnh.
Như vậy, đối với vùng lần đầu đăng ký cấp Giấy chứng nhận: Không có ca bệnh của bệnh đăng ký công nhận an toàn trong ít nhất 12 tháng trước thời Điểm nộp hồ sơ đăng ký.
- Đối với vùng có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại các Điểm a và Điểm d Khoản 1 Điều 47 của Thông tư này hoặc vùng đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận: Không có ca bệnh lâm sàng của bệnh được chứng nhận an toàn trong vùng tại thời Điểm nộp hồ sơ đăng ký lại.
- Đối với vùng có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều 47 của Thông tư này: Không có ca bệnh của bệnh được chứng nhận an toàn trong t nhất 03 tháng kể từ khi con vật mắc bệnh cuối cùng được tiêu hủy hoặc khỏi bệnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?