Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là gì? Ví dụ về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt? Ngôn ngữ, chữ viết dùng trong cơ sở giáo dục?

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là gì? Các dạng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt? Ví dụ về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt? Ngôn ngữ, chữ viết dùng trong cơ sở giáo dục được quy định như thế nào? Quy định về chương trình giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân là gì?

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là gì? Các dạng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách ngôn ngữ chỉ những lời ăn, tiếng nói sinh hoạt hằng ngày mà con người thường dùng để giao tiếp với nhau với mục đích lấy thông tin, bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc, tình cảm với nhau.

Các dạng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:

+ Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt dạng nói: Độc thoại, độc thoại nội tâm, đối thoại,...

+ Phong cách ngôn ngữ dạng viết: Nhật ký, thư,...

+ Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt dạng nói được sử dụng trong văn học: Được dùng để mô phỏng cuộc đối thoại tự nhiên nhưng có sự sáng tạo, tạo nên sự đa dạng trong văn học như: Truyện, chèo, tuồng, kịch,...

Thông tin mang tính tham khảo!

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là gì? Ví dụ về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt? Ngôn ngữ, chữ viết dùng trong cơ sở giáo dục?

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là gì? Ví dụ về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt? Ngôn ngữ, chữ viết dùng trong cơ sở giáo dục? (Hình từ Internet)

Ví dụ về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt? Ngôn ngữ, chữ viết dùng trong cơ sở giáo dục được quy định như thế nào?

Ví dụ về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?

Vào một ngày đẹp trời nọ, Lan đến rủ Hương đến thư viện để mua thêm sách ôn thi tốt nghiệp THPT. Khi đến dưới cửa nhà Hương, Lan thấy cửa nhà Hương đang đóng và móc khóa. Tưởng bạn cho mình leo cây, Lan gọi điện trách Hương:

"Hương ơi, bạn đang ở đâu vậy? Bạn quên hôm nay mình cùng nhau lên thư viện rồi hả?"

Lan đáp:

"Có chứ! Mình đang đứng ở gần đó, mình vừa ra ngoài có tí việc, mình về ngay, bạn chờ mình thêm 5 phút nhé!"

Hương thở phào nhẹ nhõm, đáp:

"Ok!"

Thông tin mang tính tham khảo!

Ngôn ngữ, chữ viết dùng trong cơ sở giáo dục được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 11 Luật Giáo dục 2019 quy định về ngôn ngữ, chữ viết dùng trong cơ sở giáo dục như sau:

- Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong cơ sở giáo dục. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục và yêu cầu cụ thể về nội dung giáo dục, Chính phủ quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong cơ sở giáo dục.

- Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để người dân tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình theo quy định của Chính phủ; người khuyết tật nghe, nói được học bằng ngôn ngữ ký hiệu, người khuyết tật nhìn được học bằng chữ nổi Braille theo quy định của Luật Người khuyết tật.

- Ngoại ngữ quy định trong chương trình giáo dục là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trong giao dịch quốc tế. Việc tổ chức dạy ngoại ngữ trong cơ sở giáo dục phải bảo đảm để người học được học liên tục, hiệu quả.

Quy định về chương trình giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân là gì?

Căn cứ Điều 8 Luật Giáo dục 2019 quy định về chương trình giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân như sau:

- Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của người học; phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục; phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục; cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp học, mỗi cấp học hoặc các môn học, mô-đun, ngành học đối với từng trình độ đào tạo.

- Chương trình giáo dục phải bảo đảm tính khoa học và thực tiễn; kế thừa, liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo; tạo điều kiện cho phân luồng, chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo, ngành đào tạo và hình thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân để địa phương và cơ sở giáo dục chủ động triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp; đáp ứng mục tiêu bình đẳng giới, yêu cầu hội nhập quốc tế. Chương trình giáo dục là cơ sở bảo đảm chất lượng giáo dục toàn diện.

- Chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực người học quy định trong chương trình giáo dục phải được cụ thể hóa thành sách giáo khoa đối với giáo dục phổ thông; giáo trình và tài liệu giảng dạy đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học. Sách giáo khoa, giáo trình và tài liệu giảng dạy phải đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục.

- Chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo năm học đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông; theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ hoặc kết hợp giữa tín chỉ và niên chế đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.

Kết quả học tập môn học hoặc tín chỉ, mô-đun mà người học tích lũy được khi theo học một chương trình giáo dục được công nhận để xem xét về giá trị chuyển đổi cho môn học hoặc tín chỉ, mô-đun tương ứng trong chương trình giáo dục khác khi người học chuyên ngành, nghề đào tạo, chuyển hình thức học tập hoặc học lên cấp học, trình độ đào tạo cao hơn.

- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định việc thực hiện chương trình giáo dục và việc công nhận về giá trị chuyển đổi kết quả học tập trong đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp quy định tại Điều 8 Luật Giáo dục 2019.

Chương trình giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là gì? Ví dụ về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt? Ngôn ngữ, chữ viết dùng trong cơ sở giáo dục?
Pháp luật
Nghị luận về lòng yêu nước của giới trẻ ngày nay? Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu nước của thế hệ trẻ ngày nay?
Pháp luật
5+ Mẫu viết bài luận về bản thân văn 10 (ngắn gọn) hay nhất? Những bài luận về bản thân? Văn 10 viết bài luận về bản thân?
Pháp luật
Phụ từ là gì? Ví dụ phụ từ? Các loại phụ từ trong Tiếng Việt? Đặc điểm và tác dụng của phụ từ là gì?
Pháp luật
Chỉ từ là gì? Ví dụ chỉ từ? Các loại chỉ từ trong Tiếng Việt? Phân luồng trong giáo dục là biện pháp gì?
Pháp luật
Bảng chữ cái tiếng Anh là gì? Phiên âm bảng chữ cái tiếng Anh? Học sinh tiểu học lớp 1 và lớp 2 có cần học bảng chữ cái tiếng Anh không?
Pháp luật
Công thức Đạo hàm sơ cấp, cấp cao và Đạo hàm lượng giác đầy đủ nhất lớp 11, 12 như thế nào?
Pháp luật
Trong các tác phẩm đã đọc nhân vật nào truyền cảm hứng hướng em tới lối sống tích cực biết yêu thương, trở thành người có ích cho xã hội?
Pháp luật
4+ Kể về một người lao động ở trường em lớp 2 hay nhất? Yêu cầu cần đạt về kĩ thuật viết trong môn Tiếng Việt lớp 2 là gì?
Pháp luật
5 mẫu viết bài văn nghị luận về câu tục ngữ Thương người như thể thương thân? Viết bài văn về câu tục ngữ Thương người như thể thương thân?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình giáo dục phổ thông
Nguyễn Hoài Bảo Trâm Lưu bài viết
14 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào