Chỉ từ là gì? Ví dụ chỉ từ? Các loại chỉ từ trong Tiếng Việt? Phân luồng trong giáo dục là biện pháp gì?

Chỉ từ là gì? Ví dụ chỉ từ? Các loại chỉ từ trong Tiếng Việt? Đặc điểm và tác dụng của chỉ từ trong Tiếng Việt? Yêu cầu về nội dung giáo dục trung học cơ sở như thế nào? Phân luồng trong giáo dục là biện pháp gì?

Chỉ từ là gì? Ví dụ chỉ từ? Các loại chỉ từ trong Tiếng Việt?

Chỉ từ là từ dùng để chỉ người, sự vật, hoạt động, thời gian hoặc nơi chốn, giúp xác định vị trí hoặc thời điểm của sự việc, người/vật trong câu nói hoặc câu viết.

Các loại chỉ từ trong Tiếng Việt?

Một số loại chỉ từ trong Tiếng Việt:

1. Chỉ từ chỉ người, sự vật, sự việc: này, kia, ấy, nọ, đó...

Ví dụ: Quyển truyện này rất hay.

2. Chỉ từ chỉ nơi chốn: đây, đó, kia, ấy...

Ví dụ: Cô giáo đứng đây.

3. Chỉ từ chỉ thời gian: nay, lúc ấy, khi đó, bây giờ, hôm ấy...

Ví dụ: Khi đó, trời đang mưa to.

Lưu ý: Thông tin nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Đặc điểm và tác dụng của chỉ từ trong Tiếng Việt?

1. Đặc điểm của chỉ từ trong Tiếng Việt

- Không đứng một mình, thường đi kèm với danh từ hoặc đứng độc lập trong vai trò trạng ngữ.

- Xác định vị trí, thời điểm hoặc đối tượng trong mối quan hệ với người nói/người viết.

- Thường đi kèm trong câu kể chuyện, miêu tả hoặc hội thoại.

2. Tác dụng của chỉ từ trong Tiếng Việt

- Chỉ từ có vai trò quan trọng trong việc làm rõ ý nghĩa và liên kết câu chuyện hoặc nội dung giao tiếp.

+ Xác định rõ đối tượng hoặc sự việc được nói đến, giúp người đọc và người nghe biết ai, cái gì, ở đâu, khi nào.

+ Thể hiện vị trí hoặc thời điểm trong không gian, thời gian giúp hiểu được người/vật đang ở đâu, việc xảy ra khi nào.

+ Liên kết các câu, đoạn văn trong bài nói hoặc bài viết, dùng chỉ từ để tránh lặp lại danh từ, giúp văn trôi chảy hơn.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Chỉ từ là gì? Ví dụ chỉ từ? Các nhóm chỉ từ trong Tiếng Việt?

Chỉ từ là gì? Ví dụ chỉ từ ? Các loại chỉ từ trong Tiếng Việt? Phân luồng trong giáo dục là biện pháp gì? (hình từ internet)

Yêu cầu về nội dung giáo dục trung học cơ sở như thế nào?

Theo Điều 30 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:

Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông
1. Nội dung giáo dục phổ thông phải bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học.
2. Yêu cầu về nội dung giáo dục phổ thông ở các cấp học được quy định như sau:
a) Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh nền tảng phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội; có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có nhận thức đạo đức xã hội; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật;
b) Giáo dục trung học cơ sở củng cố, phát triển nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho học sinh có hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp;
c) Giáo dục trung học phổ thông củng cố, phát triển nội dung đã học ở trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông; bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho học sinh, có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh.
...

Như vậy, yêu cầu về nội dung giáo dục trung học cơ sở là củng cố, phát triển nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho học sinh có hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp.

Phân luồng trong giáo dục là biện pháp gì?

Theo Điều 9 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:

Hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục
1. Hướng nghiệp trong giáo dục là hệ thống các biện pháp tiến hành trong và ngoài cơ sở giáo dục để giúp học sinh có kiến thức về nghề nghiệp, khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội.
2. Phân luồng trong giáo dục là biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục trên cơ sở thực hiện hướng nghiệp trong giáo dục, tạo điều kiện để học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông tiếp tục học ở cấp học, trình độ cao hơn hoặc theo học giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động phù hợp với năng lực, điều kiện cụ thể của cá nhân và nhu cầu xã hội, góp phần điều tiết cơ cấu ngành nghề của lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước.
3. Chính phủ quy định chi tiết hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục theo từng giai đoạn phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Như vậy, phân luồng trong giáo dục là biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục trên cơ sở thực hiện hướng nghiệp trong giáo dục, tạo điều kiện để học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông tiếp tục học ở cấp học, trình độ cao hơn hoặc theo học giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động phù hợp với năng lực, điều kiện cụ thể của cá nhân và nhu cầu xã hội, góp phần điều tiết cơ cấu ngành nghề của lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước.

Chương trình giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nghị luận về lòng yêu nước của giới trẻ ngày nay? Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu nước của thế hệ trẻ ngày nay?
Pháp luật
5+ Mẫu viết bài luận về bản thân văn 10 (ngắn gọn) hay nhất? Những bài luận về bản thân? Văn 10 viết bài luận về bản thân?
Pháp luật
Phụ từ là gì? Ví dụ phụ từ? Các loại phụ từ trong Tiếng Việt? Đặc điểm và tác dụng của phụ từ là gì?
Pháp luật
Chỉ từ là gì? Ví dụ chỉ từ? Các loại chỉ từ trong Tiếng Việt? Phân luồng trong giáo dục là biện pháp gì?
Pháp luật
Bảng chữ cái tiếng Anh là gì? Phiên âm bảng chữ cái tiếng Anh? Học sinh tiểu học lớp 1 và lớp 2 có cần học bảng chữ cái tiếng Anh không?
Pháp luật
Công thức Đạo hàm sơ cấp, cấp cao và Đạo hàm lượng giác đầy đủ nhất lớp 11, 12 như thế nào?
Pháp luật
Trong các tác phẩm đã đọc nhân vật nào truyền cảm hứng hướng em tới lối sống tích cực biết yêu thương, trở thành người có ích cho xã hội?
Pháp luật
4+ Kể về một người lao động ở trường em lớp 2 hay nhất? Yêu cầu cần đạt về kĩ thuật viết trong môn Tiếng Việt lớp 2 là gì?
Pháp luật
5 mẫu viết bài văn nghị luận về câu tục ngữ Thương người như thể thương thân? Viết bài văn về câu tục ngữ Thương người như thể thương thân?
Pháp luật
5 mẫu viết đoạn văn nêu ý kiến phản đối hiện tượng chen lấn xếp hàng? Viết đoạn văn nêu ý kiến phản đối về việc chen lấn khi xếp hàng lớp 5?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình giáo dục phổ thông
Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
21 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào