Phó Thủ tướng Chính phủ có thể chủ trì phiên họp Chính phủ không? Thành phần đại biểu khách mời tham dự phiên họp Chính phủ bao gồm những ai?
Phó Thủ tướng Chính phủ có thể chủ trì phiên họp Chính phủ không?
Căn cứ vào Điều 23 Nghị định 39/2022/NĐ-CP về Quy chế làm việc của Chính phủ như sau:
Phiên họp Chính phủ
1. Chính phủ họp thường kỳ mỗi tháng một lần và được tổ chức trước ngày 05 của tháng sau, trường hợp đặc biệt, việc tổ chức họp sau thời hạn trên do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Chính phủ họp chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc theo yêu cầu của ít nhất một phần ba tổng số thành viên Chính phủ hoặc theo yêu cầu của Chủ tịch nước để bàn về vấn đề mà Chủ tịch nước thấy cần thiết nhằm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước.
3. Thủ tướng Chính phủ chủ trì phiên họp Chính phủ. Khi cần thiết, Thủ tướng Chính phủ phân công Phó Thủ tướng thường trực hoặc một Phó Thủ tướng Chính phủ thay mặt Thủ tướng Chính phủ chủ trì và kết luận phiên họp hoặc một số nội dung của phiên họp.
Như vậy, Thủ tướng Chính phủ là người chủ trì phiên họp Chính phủ.
Khi cần thiết, Thủ tướng Chính phủ phân công Phó Thủ tướng thường trực hoặc một Phó Thủ tướng Chính phủ thay mặt Thủ tướng Chính phủ chủ trì và kết luận phiên họp hoặc một số nội dung của phiên họp.
Phó Thủ tướng Chính phủ có thể chủ trì phiên họp Chính phủ không? (Hình từ Internet)
Thành phần đại biểu khách mời tham dự phiên họp Chính phủ bao gồm những ai?
Căn cứ vào Điều 25 Nghị định 39/2022/NĐ-CP về Quy chế làm việc của Chính phủ như sau:
Thành phần dự phiên họp Chính phủ
1. Các thành viên Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ vắng mặt có lý do chính đáng và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý thì được cử cấp phó dự thay. Người dự họp thay có trách nhiệm trình bày trước Chính phủ ý kiến của thành viên Chính phủ nhưng không được biểu quyết.
Phiên họp được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Chính phủ tham dự.
2. Thành phần đại biểu khách mời tham dự phiên họp Chính phủ như sau:
a) Mời Chủ tịch nước dự tất cả các phiên họp;
b) Mời Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội dự khi bàn các vấn đề có liên quan;
c) Mời lãnh đạo các Ban của Đảng, các Ủy ban của Quốc hội, Tổng kiểm toán Nhà nước, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh dự họp khi cần thiết;
d) Việc mời các đại biểu khách mời khác tham dự phiên họp được thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
3. Đại biểu dự họp không phải là thành viên Chính phủ được mời phát biểu ý kiến nhưng không có quyền biểu quyết.
Như vậy, thành phần đại biểu khách mời tham dự phiên họp Chính phủ như sau:
+ Mời Chủ tịch nước dự tất cả các phiên họp;
+ Mời Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội dự khi bàn các vấn đề có liên quan;
+ Mời lãnh đạo các Ban của Đảng, các Ủy ban của Quốc hội, Tổng kiểm toán Nhà nước, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh dự họp khi cần thiết;
+ Việc mời các đại biểu khách mời khác tham dự phiên họp được thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
*Đại biểu dự họp không phải là thành viên Chính phủ được mời phát biểu ý kiến nhưng không có quyền biểu quyết.
Việc chuẩn bị phiên họp Chính phủ diễn ra như thế nào?
Căn cứ vào Điều 24 Nghị định 39/2022/NĐ-CP về việc chuẩn bị phiên họp Chính phủ như sau:
- Thủ tướng Chính phủ quyết định nội dung, hình thức, thời gian và chương trình phiên họp. Thành phần đại biểu dự họp thực hiện theo quy định tại Điều 25 Quy chế này.
- Văn phòng Chính phủ có nhiệm vụ:
a) Dự kiến nội dung, hình thức (trực tiếp, trực tuyến), thời gian, chương trình, kịch bản điều hành trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
b) Đôn đốc các cơ quan có liên quan gửi tài liệu phục vụ họp;
c) Mời họp, gửi tài liệu họp đến đại biểu, khách mời chậm nhất là 03 ngày làm việc trước khi họp, trừ trường hợp đặc biệt; phối hợp với cơ quan chủ trì đề án thu hồi tài liệu mật thuộc diện phải thu hồi sau khi kết thúc phiên họp;
d) Báo cáo thẩm tra về nội dung đề án trình ra phiên họp.
- Các cơ quan chủ trì đề án có nhiệm vụ:
a) Đề xuất nội dung đưa vào Phiên họp Chính phủ thường kỳ, gửi Văn phòng Chính phủ trước ngày 20 hằng tháng để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
b) Gửi hồ sơ, tài liệu họp qua Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ (trừ tài liệu mật) chậm nhất 03 ngày làm việc trước khi họp; gửi văn bản giấy đến Văn phòng Chính phủ theo yêu cầu;
c) Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ thu hồi tài liệu mật thuộc diện phải thu hồi sau khi kết thúc phiên họp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?