Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định đề án thăm dò khoáng sản phải giữ chức danh gì? Ai có quyền kiểm tra, đánh giá đề án thăm dò khoáng sản?
Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định đề án thăm dò khoáng sản phải giữ chức danh gì?
Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định đề án thăm dò khoáng sản phải giữ chức danh gì? (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 53/2013/TT-BTNMT quy định như sau:
Cơ cấu, thành phần của Hội đồng
1. Thành phần Hội đồng gồm các cán bộ, công chức, lãnh đạo đang đảm nhận nhiệm vụ quản lý nhà nước về khoáng sản và các chuyên gia có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực thăm dò khoáng sản.
Hội đồng gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên.
Đối với đề án thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường: Chủ tịch Hội đồng là 01 Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường; Phó Chủ tịch Hội đồng là Tổng Cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.
Đối với đề án thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Chủ tịch Hội đồng là 01 Lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Phó Chủ tịch Hội đồng là 01 Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường.
...
Theo đó, căn cứ quy định trên thì Phó Chủ tịch Hội đồng là các cán bộ, công chức, lãnh đạo đang đảm nhận nhiệm vụ quản lý nhà nước về khoáng sản và các chuyên gia có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực thăm dò khoáng sản, cụ thể:
- Đối với đề án thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường:
Phó Chủ tịch Hội đồng là Tổng Cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.
- Đối với đề án thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
Phó Chủ tịch Hội đồng là 01 Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường.
Trách nhiệm và quyền hạn của Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định đề án thăm dò khoáng sản được quy định ra sao?
Theo Điều 5 Thông tư 53/2013/TT-BTNMT quy định như sau:
Trách nhiệm, quyền hạn của Phó Chủ tịch Hội đồng và Ủy viên Hội đồng
1. Trách nhiệm:
a) Tham gia phiên họp của Hội đồng. Trường hợp không thể tham dự phiên họp của Hội đồng, Ủy viên Hội đồng thông báo cho Chủ tịch Hội đồng hoặc Cơ quan Thường trực Hội đồng trước khi phiên họp tiến hành ít nhất 01 ngày làm việc;
b) Nghiên cứu các hồ sơ, tài liệu liên quan đến đề án thăm dò khoáng sản;
c) Nhận xét, đánh giá nội dung đề án thăm dò khoáng sản và chịu trách nhiệm về những ý kiến nhận xét, đánh giá của mình trước Hội đồng;
d) Tham gia các hoạt động khác có liên quan đến đề án thăm dò khoáng sản khi Hội đồng yêu cầu.
2. Quyền hạn:
a) Yêu cầu Cơ quan Thường trực Hội đồng cung cấp thông tin, tài liệu, số liệu và những vấn đề liên quan đến đề án thăm dò khoáng sản để nghiên cứu, phục vụ cho việc nhận xét, đánh giá đề án;
b) Đối thoại trực tiếp với các bên tham gia tại phiên họp Hội đồng; được bảo lưu trong biên bản những ý kiến của mình khác với kết luận của Chủ tịch Hội đồng.
3. Ngoài trách nhiệm và quyền hạn của Ủy viên hội đồng quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, Phó Chủ tịch Hội đồng còn có trách nhiệm và quyền hạn như của Chủ tịch Hội đồng tại phiên họp của Hội đồng trong trường hợp được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền khi Chủ tịch Hội đồng vắng mặt.
Theo đó, trách nhiệm và quyền hạn của Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định đề án thăm dò khoáng sản được quy định như sau:
- Trách nhiệm:
+ Tham gia phiên họp của Hội đồng thẩm định đề án thăm dò khoáng sản;
+ Nghiên cứu các hồ sơ, tài liệu liên quan đến đề án thăm dò khoáng sản;
+ Nhận xét, đánh giá nội dung đề án thăm dò khoáng sản và chịu trách nhiệm về những ý kiến nhận xét, đánh giá của mình trước Hội đồng thẩm định đề án thăm dò khoáng sản;
+ Tham gia các hoạt động khác có liên quan đến đề án thăm dò khoáng sản khi Hội đồng thẩm định đề án thăm dò khoáng sản yêu cầu.
- Quyền hạn:
+ Yêu cầu Cơ quan Thường trực Hội đồng cung cấp thông tin, tài liệu, số liệu và những vấn đề liên quan đến đề án thăm dò khoáng sản để nghiên cứu, phục vụ cho việc nhận xét, đánh giá đề án;
+ Đối thoại trực tiếp với các bên tham gia tại phiên họp Hội đồng thẩm định đề án thăm dò khoáng sản; được bảo lưu trong biên bản những ý kiến của mình khác với kết luận của Chủ tịch Hội đồng.
Ngoài trách nhệm và quyền hạn quy định nêu trên thì Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định đề án thăm dò khoáng sản còn có trách nhiệm và quyền hạn như của Chủ tịch Hội đồng tại phiên họp của Hội đồng thẩm định đề án thăm dò khoáng sản trong trường hợp được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền khi Chủ tịch Hội đồng vắng mặt.
Ai có quyền kiểm tra, đánh giá đề án thăm dò khoáng sản?
Theo Điều 6 Thông tư 53/2013/TT-BTNMT quy định như sau:
Trách nhiệm của Cơ quan Thường trực Hội đồng
1. Tổ chức kiểm tra, đánh giá tính phù hợp pháp luật và chất lượng kỹ thuật đề án thăm dò khoáng sản của tổ chức, cá nhân đã nộp theo hồ sơ đề nghị cấp phép thăm dò khoáng sản.
2. Lập danh sách và mời chuyên gia tham gia nhận xét, phản biện đề án thăm dò khoáng sản, trong đó, mỗi đề án thăm dò có ít nhất 2 bản nhận xét, phản biện của Ủy viên Hội đồng. Cung cấp hồ sơ, tài liệu và tạo điều kiện cho các Ủy viên Hội đồng, các chuyên gia nghiên cứu.
3. Tổ chức Hội nghị kỹ thuật để xem xét, đánh giá nội dung cơ sở tài liệu, thiết kế kỹ thuật đối với các đề án thăm dò khoáng sản phức tạp hoặc có các ý kiến trái chiều.
Thành phần tham gia Hội nghị kỹ thuật do Thủ trưởng Cơ quan Thường trực Hội đồng mời, bao gồm các chuyên gia có kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực thăm dò khoáng sản và các chuyên gia tham gia nhận xét, phản biện đề án thăm dò khoáng sản.
4. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để các Ủy viên Hội đồng tham gia kiểm tra thực địa khi có yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng.
5. Đề xuất tổ chức phiên họp Hội đồng và báo cáo Chủ tịch Hội đồng các vấn đề liên quan đến phiên họp. Thông báo, chuyển tài liệu và mời Ủy viên Hội đồng, khách mời, Chủ đầu tư, Chủ nhiệm đề án tham gia phiên họp Hội đồng sau khi lịch họp Hội đồng đã được Chủ tịch Hội đồng phê duyệt.
6. Kiểm tra, đánh giá đề án thăm dò sau khi đã được chỉnh lý, bổ sung theo kết luận của Chủ tịch Hội đồng và các tài liệu liên quan khác để hoàn chỉnh thủ tục cấp giấy phép thăm dò khoáng sản.
7. Lập dự toán, thanh quyết toán các khoản chi phí hoạt động của Hội đồng theo quy định.
8. Lưu giữ, quản lý hồ sơ và tài liệu các phiên họp Hội đồng.
Theo đó, căn cứ quy định trên thì Cơ quan Thường trực Hội đồng thẩm định đề án thăm dò khoáng sản kiểm tra, đánh giá đề án thăm dò sau khi đã được chỉnh lý, bổ sung theo kết luận của Chủ tịch Hội đồng và các tài liệu liên quan khác để hoàn chỉnh thủ tục cấp giấy phép thăm dò khoáng sản.
Tải về mẫu Đề án thăm dò khoáng sản mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?