Từ 6/1/2025, đánh giá khoáng sản đất hiếm gồm những nội dung gì? Nội dung thăm dò khoáng sản đất hiếm ra sao?
Từ 6/1/2025, đánh giá khoáng sản đất hiếm gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 21/2024/TT-BTNMT quy định về 14 nội dung đánh giá khoáng sản đất hiếm cụ thể như sau:
(1) Thu thập, tổng hợp, xử lý, phân tích các tài liệu thu thập được; luận chứng, xác định mạng lưới, phương pháp, khối lượng các hạng mục công việc phục vụ đánh giá khoáng sản đất hiếm.
(2) Công tác trắc địa phục vụ địa chất, địa vật lý, công trình khai đào, khoan.
(3) Lộ trình khảo sát thực địa theo tuyến kết hợp với đo gamma mặt đất, phổ gamma mặt đất tại các khu vực có triển vọng đất hiếm đã được lựa chọn.
(4) Đo gamma công trình, gamma mẫu lõi khoan và địa vật lý lỗ khoan nhằm khoanh định quy mô, kích thước các thân quặng đất hiếm trong các công trình khai đào, vị trí thân quặng trong lỗ khoan, xác định các vị trí lấy mẫu phân tích.
(5) Đo nhanh ngoài hiện trường bằng phương pháp phân tích XRF bằng thiết bị cầm tay hoặc tương đương.
(6) Đối với khoáng sản đất hiếm dạng hấp phụ ion: đo sâu điện để dự đoán chiều dày vỏ phong hóa phục vụ khoanh định khu vực triển vọng khoáng sản đất hiếm.
(7) Khai đào công trình (vết lộ, hố, hào, giếng), khoan.
(8) Lấy mẫu tại các công trình khai đào, khoan để phân tích, xác định hàm lượng đất hiếm.
(9) Lấy và phân tích mẫu kỹ thuật.
(10) Xác định đặc điểm địa chất thủy văn - địa chất công trình của các loại đá trong khu vực đánh giá khoáng sản đất hiếm.
(11) Tổng hợp các tài liệu, kết quả phân tích để khoanh định diện phân bố của đất hiếm đủ điều kiện tính tài nguyên.
(12) Tính tài nguyên cấp 333.
(13) Khoanh định các khu vực đủ điều kiện chuyển sang thăm dò.
(14) Công tác địa chất môi trường.
Từ 6/1/2025, đánh giá khoáng sản đất hiếm gồm những nội dung gì? Nội dung thăm dò khoáng sản đất hiếm ra sao? (Hình ảnh Internet)
Nội dung thăm dò khoáng sản đất hiếm ra sao?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 21/2024/TT-BTNMT quy định về nội dung thăm dò khoáng sản đất hiếm như sau:
- Phân chia nhóm mỏ thăm dò; xác định mạng lưới công trình và tổ hợp phương pháp thăm dò.
- Thi công các công tác thăm dò.
- Xác định đặc điểm địa chất thủy văn - địa chất công trình, địa chất môi trường để xác định điều kiện kỹ thuật khai thác mỏ khoáng sản đất hiếm.
- Tính trữ lượng, tài nguyên khoáng sản đất hiếm.
Công tác địa vật lý trong điều tra tài nguyên khoáng sản đất hiếm như thế nào?
Căn cứ tại Điều 15 Thông tư 21/2024/TT-BTNMT quy định về công tác địa vật lý trong điều tra tài nguyên khoáng sản đất hiếm như sau:
(1) Đối với khoáng sản đất hiếm dạng hấp phụ ion:
(i) Đo gamma thực hiện theo quy định sau:
- Đo gamma mặt đất theo lộ trình nhằm phát hiện dị thường phóng xạ trên mặt đất hoặc nằm gần mặt đất. Trong trường hợp phát hiện dị thường, tiến hành đo chi tiết từ vị trí phát hiện ra xung quanh, đảm bảo khống chế hết quy mô dị thường.
- Đo gamma công trình tại các công trình khai đào để phát hiện, khoanh định quy mô, kích thước dị thường phóng xạ, định hướng công tác lấy mẫu.
- Đo gamma mẫu lõi khoan tay trên mẫu lõi khoan tay để phát hiện các vị trí dị thường phóng xạ và định hướng công tác lấy mẫu.
- Mạng lưới đo gamma thực hiện theo quy định tại Phụ lục I Thông tư 21/2024/TT-BTNMT.
(ii) Đo phổ gamma thực hiện theo quy định sau:
- Đo phổ gamma mặt đất theo tuyến lộ trình nhằm xác định bản chất, quy mô các dị thường phóng xạ.
- Đo phổ gamma công trình tại các công trình khai đào để phát hiện, khoanh định quy mô, kích thước, bản chất các dị thường phóng xạ, định hướng công tác lấy mẫu. Mạng lưới đo thực hiện theo quy định tại Phụ lục I Thông tư 21/2024/TT-BTNMT.
(iii) Kỹ thuật đo và thành lập tài liệu các phương pháp gamma mặt đất, phổ gamma mặt đất thực hiện theo quy định tại QCVN 59:2014/BTNMT được ban hành tại Thông tư 32/2014/TT-BTNMT ngày 10 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp thăm dò phóng xạ;
(iv) Phương pháp phân tích XRF bằng thiết bị cầm tay thực hiện theo quy định sau:
- Đo tại vị trí có dị thường gamma, phổ gamma trên các lộ trình, công trình khai đào để định hướng cho công tác lấy mẫu. Số lượng mẫu đo tại hiện trường không quá 3 lần số lượng mẫu lấy phân tích.
- Kỹ thuật phương pháp thực hiện theo Quyết định 1343/QĐ-ĐCKS ngày 25 tháng 12 năm 2017 của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam về việc công bố tiêu chuẩn cơ sở TCCS.01:2017/ĐCKS Mẫu đất - Xác định hàm lượng các nguyên tố hóa học - Phương pháp phân tích XRF bằng thiết bị cầm tay hoặc di động.
(2) Đối với khoáng sản đất hiếm nguyên sinh:
(i) Đo gamma, đo phổ gamma, phương pháp phân tích XRF bằng thiết bị cầm tay thực hiện theo quy định tại điểm a, b, d khoản 1 Điều 15 Thông tư 21/2024/TT-BTNMT;
(ii) Đo gamma lỗ choòng trên tuyến đã đo gamma mặt đất hoặc đan dày giữa 2 tuyến bố trí công trình khai đào. Kỹ thuật đo và thành lập tài liệu phương pháp gamma lỗ choòng thực hiện theo quy định kỹ thuật chuyên ngành.
Lưu ý: Thông tư 21/2024/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06/01/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhân viên tiếp cận cộng đồng là gì? Nhiệm vụ của nhân viên tiếp cận cộng đồng là gì theo Nghị định 141?
- Bị mất giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai có được cấp lại hay không? Ai có thẩm quyền cấp lại bản sao?
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn không được quá bao nhiêu tháng? Nội dung trong hợp đồng lao động xác định thời hạn?
- Thủ tục Cấp chứng nhận trường mầm non đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp tỉnh từ ngày 25/1/2025 như thế nào?
- PrEP là gì? Chỉ định PrEP cho người khi đáp ứng đủ tiêu chí nào? Không chỉ định PrEP trong trường hợp nào?