Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội có thuộc đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp phục vụ không?
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội có thuộc đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp phục vụ không?
Cán bộ, công chức được bầu cử vào các chức vụ hoặc được bổ nhiệm giữ các chức vụ lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính tri – xã hội và Chuyên gia cao cấp được hưởng chế độ phụ cấp phục vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 269/2005/QĐ-TTg như sau:
Điều 1. Cán bộ, công chức được bầu cử vào các chức vụ hoặc được bổ nhiệm giữ các chức vụ lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính tri – xã hội và Chuyên gia cao cấp được hưởng chế độ phụ cấp phục vụ quy định tại Quyết định này gồm:
1. Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội; Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Trưởng ban của Đảng ở Trung ương; Chánh Văn phòng Trung ương; Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Tổng biên tập Báo Nhân dân; Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản và các chức danh đã được xếp mức lương tương đương Trưởng ban Đảng ở Trung ương.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các chức danh đã được xếp mức lương tương đương Bộ trưởng.
Bí thư Tỉnh uỷ, Thành uỷ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đô thị loại I; Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Thượng tướng; Đô đốc Hải quân; Tư lệnh quân chủng, Quân khu và các chức danh tương đương trong Quân đội nhân dân.
Thượng tướng trong lực lượng Công an nhân dân.
2. Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam.
...
4. Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Phó Chủ tịch các đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cực chiến binh Việt Nam); Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Thành uỷ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đô thị loại 1; Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đô thị loại I.
5. Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Ủy viên Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
6. Người được quyết định hưởng lương Chuyên gia cao cấp quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội là một trong những đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp phục vụ.
Mức phụ cấp phục vụ áp dụng đối với Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội là bao nhiêu?
Mức phụ cấp phục vụ được quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định 269/2005/QĐ-TTg như sau:
Mức phụ cấp phục vụ được quy định như sau:
1. Mức 400.000 đồng/tháng áp dụng đối với các đối tượng nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều 1 Quyết định này và Chuyên gia cao cấp bậc 3.
2. Mức 200.000 đồng/tháng áp dụng đối với các đối tượng nêu tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 1 Quyết định này và Chuyên gia cao cấp bậc 1, bậc 2.
Trường hợp kiêm nhiệm chức vụ thì hưởng một mức phụ cấp phục vụ theo chức vụ cao nhất.
Như vậy, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội được hưởng mức phụ cấp phục vụ là 400.000 đồng/tháng.
Lưu ý: Trường hợp kiêm nhiệm chức vụ thì hưởng một mức phụ cấp phục vụ theo chức vụ cao nhất.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội có thuộc đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp phục vụ không? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn cụ thể đối với chức danh Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội như thế nào?
Tiêu chuẩn cụ thể đối với chức danh Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội được căn cứ theo quy định tại tiết 2.19 tiểu mục 2 Mục I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 như sau:
(1) Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương.
(2) Cần có những phẩm chất, năng lực:
- Tiêu biểu nhất về đạo đức, trí tuệ, có uy tín cao, là hạt nhân đoàn kết trong ban chấp hành, ban thường vụ và đảng bộ, không cục bộ địa phương và lợi ích nhóm.
- Có trình độ, kiến thức toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, … và nắm chắc tình hình chung của địa phương và của đất nước.
- Có quyết tâm chính trị cao, quyết đoán, quyết liệt để quyết định xử lý những vấn đề khó, phức tạp liên quan đến địa phương.
- Am hiểu sâu rộng về công tác xây dựng Đảng, công tác vận động quần chúng và hoạt động của hệ thống chính trị.
- Có năng lực cụ thể hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào việc hoạch định chiến lược xây dựng, phát triển và lãnh đạo, điều hành thực hiện có hiệu quả ở địa phương.
- Có năng lực chỉ đạo tổng kết, đúc rút kinh nghiệm, phát hiện và đề xuất với Trung ương những chủ trương, cơ chế, chính sách và giải quyết những vấn đề mới nảy sinh từ thực tiễn địa phương.
- Đã kinh qua lãnh đạo chủ chốt cấp huyện (bí thư, phó bí thư cấp uỷ cấp huyện, chủ tịch Hội đồng nhân dân, chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện) và kinh qua, hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ phó bí thư cấp uỷ cấp tỉnh hoặc tương đương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?