Phó Ban phụ trách kế toán có được hưởng phụ cấp như kế toán trưởng khi được giao nhiệm vụ như kế toán trưởng không?
Kế toán trưởng là gì?
Theo Điều 53 Luật Kế toán 2015 quy định về kế toán trưởng như sau:
“Điều 53. Kế toán trưởng
1. Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ máy kế toán của đơn vị có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán.
2. Kế toán trưởng của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước và doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ ngoài nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này còn có nhiệm vụ giúp người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán giám sát tài chính tại đơn vị kế toán.
3. Kế toán trưởng chịu sự lãnh đạo của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; trường hợp có đơn vị kế toán cấp trên thì đồng thời chịu sự chỉ đạo và kiểm tra của kế toán trưởng của đơn vị kế toán cấp trên về chuyên môn, nghiệp vụ.
4. Trường hợp đơn vị kế toán cử người phụ trách kế toán thay kế toán trưởng thì người phụ trách kế toán phải có các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật này và phải thực hiện trách nhiệm và quyền quy định cho kế toán trưởng quy định tại Điều 55 của Luật này.”
Theo đó, kế toán trưởng là người đứng đầu bộ máy kế toán của đơn vị có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán. Trường hợp đơn vị kế toán cử người phụ trách kế toán thay kế toán trưởng thì người phụ trách kế toán phải có các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật này và phải thực hiện trách nhiệm và quyền quy định cho kế toán trưởng quy định tại Điều 55 của Luật này.
Phó Ban phụ trách kế toán có được hưởng phụ cấp như kế toán trưởng?
Phụ trách kế toán là gì?
Theo Điều 20 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định về phụ trách kế toán như sau:
- Đơn vị kế toán phải bố trí kế toán trưởng trừ các đơn vị quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp đơn vị chưa bổ nhiệm được ngay kế toán trưởng thì bố trí người phụ trách kế toán hoặc thuê dịch vụ làm kế toán trưởng theo quy định. Thời gian bố trí người phụ trách kế toán tối đa là 12 tháng, sau thời gian này đơn vị kế toán phải bố trí người làm kế toán trưởng.
- Phụ trách kế toán:
Các đơn vị kế toán trong lĩnh vực nhà nước bao gồm: Đơn vị kế toán chỉ có một người làm kế toán hoặc một người làm kế toán kiêm nhiệm; đơn vị kế toán ngân sách và tài chính xã, phường, thị trấn thì không thực hiện bổ nhiệm kế toán trưởng mà chỉ bổ nhiệm phụ trách kế toán.
Các doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được bố trí phụ trách kế toán mà không bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng.
- Thời hạn bổ nhiệm kế toán trưởng của các đơn vị kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước, thời hạn bổ nhiệm phụ trách kế toán của các đơn vị quy định tại điểm a khoản 2 Điều này là 5 năm sau đó phải thực hiện các quy trình về bổ nhiệm lại kế toán trưởng, phụ trách kế toán.
- Khi thay đổi kế toán trưởng, phụ trách kế toán, người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán hoặc người quản lý, điều hành đơn vị kế toán phải tổ chức bàn giao công việc và tài liệu kế toán giữa kế toán trưởng, phụ trách kế toán cũ và kế toán trưởng, phụ trách kế toán mới, đồng thời thông báo cho các bộ phận có liên quan trong đơn vị và cho các cơ quan nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch biết họ tên và mẫu chữ ký của kế toán trưởng, phụ trách kế toán mới. Kế toán trưởng, phụ trách kế toán mới chịu trách nhiệm về công việc kế toán của mình kể từ ngày nhận bàn giao công việc. Kế toán trưởng, phụ trách kế toán cũ vẫn phải chịu trách nhiệm về công việc kế toán trong thời gian mình phụ trách.
- Bộ Nội vụ hướng dẫn phụ cấp trách nhiệm công việc, thẩm quyền, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, thay thế kế toán trưởng và phụ trách kế toán của các đơn vị kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước.
Phó Ban phụ trách kế toán có được hưởng phụ cấp như kế toán trưởng khi được giao nhiệm vụ như kế toán trưởng không?
Căn cứ quy định tại Tiểu mục 2 Mục II Thông tư 02/2005/TT-BNV và khoản 1 Mục II Thông tư 83/2005/TT-BNV quy định các trường hợp được hưởng và thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo như sau:
Các trường hợp được hưởng và thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo:
- Theo yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức đang giữ chức danh lãnh đạo được luân chuyển đến giữ chức danh lãnh đạo khác, nếu có mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo mới thấp hơn thì được giữ mức phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo cũ.
- Cán bộ, công chức, viên chức được bầu cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo khác, nếu có mức phụ cấp chức vụ mới thấp hơn mức phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cũ mà không thuộc diện luân chuyển theo yêu cầu nhiệm vụ, thì được bảo lưu mức phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cũ trong 6 tháng kể từ ngày được cấp có thẩm quyền phê chuẩn kết quả bầu cử hoặc ngày được bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo mới; từ tháng thứ 7 trở đi hưởng mưc phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo mới.
- Các trường hợp thôi giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm):
+ Nếu thôi giữ chức danh lãnh đạo do bị kỷ luật miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc không được bổ nhiệm lại, thì thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo kể từ ngày quyết định thôi giữ chức danh lãnh đạo có hiệu lực thi hành,
+ Nếu thôi giữ chức danh lãnh đạo do được kéo dài thêm thời gian công tác khi đến độ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Nghị định số 71/2000/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ hoặc thôi giữ chức danh lãnh đạo để làm thủ tục nghỉ hưu theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền mà vẫn thuộc biên chế trả lương có đóng bảo hiểm xã hội của cơ quan, đơn vị (sau đây gọi chung là thôi giữ chức danh lãnh đạo), thì kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 được chuyển mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo hệ số cũ sang hưởng mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo hệ số mới của chức danh lãnh đạo đã đảm nhiệm tại thời điểm thôi giữ chức danh lãnh đạo cho đến ngày nhận sổ hưu (trường hợp thôi giữ chức danh lãnh đạo từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 trở đi thì hưởng bảo lưu mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo hệ số mới kể từ ngày thôi giữ chức danh lãnh đạo cho đến ngày nhận sổ hưu).
+ Nếu thôi giữ chức danh lãnh đạo do sắp xếp tổ chức, tinh giản biên chế theo quy định của Chính phủ, thì thực hiện theo hướng dẫn riêng trong lần sắp xếp tổ chức, tinh giản biên chế đó.
+ Các trường hợp thôi giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) còn lại ngoài các trường hợp tại các tiết c1, c2 và c3 nêu trên, được bảo lưu mức phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cũ trong 6 tháng kể từ ngày có quyết định thôi giữ chức danh lãnh đạo; từ tháng thứ 7 trở đi thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo.
- Các trường hợp khác:
+ Nếu cơ quan, đơn vị chưa có cấp trưởng hoặc có cấp trưởng nhưng cấp trưởng không trực tiếp điều hành (do đi học, ốm đau và các nguyên nhân khác), thì người có quyết định (bằng văn bản) của cơ quan có thẩm quyền giao phụ trách hoặc giao quyền cấp trưởng (chưa phải là quyết định phê chuẩn kết quả bầu cử hoặc quyết định bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo) được hưởng mức phụ cấp chức vụ bằng mức phụ cấp chức vụ của cấp trưởng. Khi có quyết định thôi giao phụ trách hoặc thôi giao quyền cấp trưởng thì thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo của cấp trưởng kể từ ngày quyết định có hiệu lực thi hành.
+ Nếu do thay đổi tổ chức mà hạng của cơ quan, đơn vị được xếp thấp hơn hạng cũ, thì những người đã giữ chức danh lãnh đạo trước ngày có quyết định của cấp có thẩm quyền thay đổi hạng tổ chức của cơ quan, đơn vị, được bảo lưu mức phụ cấp chức vụ cũ trong 6 tháng; từ tháng thứ 7 trở đi hưởng phụ cấp chức vụ theo hạng tổ chức mới. Nếu so sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị ở Trung ương theo Nghị định của Chính phủ hoặc Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thì tùy từng trường hợp cụ thể, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ căn cứ vào tương quan đội ngũ cán bộ lãnh đạo thuộc phạm vi quản lý xem xét, quyết định cho hưởng bảo lưu mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo (theo hệ số mới) của hạng cũ hoặc vị trí cũ của cơ quan, đơn vị đó và gửi báo cáo về Bộ Nội vụ để theo dõi.
+ Trường hợp do thay đổi địa giới hành chính, những người có quyết định của cấp có thẩm quyền chỉ định giữ chức danh lãnh đạo lâm thời, được hưởng mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo của chức danh lãnh đạo tương ứng. Khi hết thời hạn giữ chức danh lãnh đạo lâm thời được bầu cử hoặc bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo nào thì hưởng phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo đó, không bảo lưu mức phụ cấp chức vụ đã được hưởng trong thời gian giữ chức danh lãnh đạo lâm thời.
Như vậy, từ những quy định trên nếu chỉ trong trường hợp đơn vị chưa bổ nhiệm được ngay kế toán trưởng thì bố trí người phụ trách kế toán, lúc này người phụ trách kế toán sẽ có các quyền - nghĩa vụ như kế toán trưởng (thời gian bố trí người phụ trách kế toán tối đa là 12 tháng). Không có quy định trong thời gian kế toán trưởng đang được bổ nhiệm, ủy quyền cho phụ trách kế toán thì phụ trách kế toán được hưởng quyền lợi của cấp trưởng. Tuy nhiên có thể tham khảo quy định tại điểm d1 khoản 2 nêu trên là nếu cơ quan, đơn vị chưa có cấp trưởng hoặc có cấp trưởng nhưng cấp trưởng không trực tiếp điều hành (do đi học, ốm đau và các nguyên nhân khác), thì người có quyết định (bằng văn bản) của cơ quan có thẩm quyền giao phụ trách hoặc giao quyền cấp trưởng (chưa phải là quyết định phê chuẩn kết quả bầu cử hoặc quyết định bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo) được hưởng mức phụ cấp chức vụ bằng mức phụ cấp chức vụ của cấp trưởng. Khi có quyết định thôi giao phụ trách hoặc thôi giao quyền cấp trưởng thì thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo của cấp trưởng kể từ ngày quyết định có hiệu lực thi hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?