Mẫu quyết định bổ nhiệm người phụ trách kế toán áp dụng cho doanh nghiệp được quy định như thế nào?
Mẫu quyết định bổ nhiệm người phụ trách kế toán như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 174/2016/NĐ-CP, trường hợp doanh nghiệp chưa bổ nhiệm được ngay kế toán trưởng thì bố trí người phụ trách kế toán hoặc thuê dịch vụ làm kế toán trưởng theo quy định.
Mẫu quyết định bổ nhiệm người phụ trách kế toán (Hình từ Internet)
Tuy nhiên, pháp luật hiện hành, Luật Kế toán 2015 và các văn bản liên quan chưa có quy định cụ thể về mẫu quyết định bổ nhiệm người phụ trách kế toán.
Theo đó, việc lập quyết định bổ nhiệm người phụ trách kế toán có thể tham khảo mẫu sau đây:
TẢI VỀ Mẫu quyết định bổ nhiệm người phụ trách kế toán
Có thể bố trí người phụ trách kế toán thay kế toán trưởng trong thời gian bao lâu?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 174/2016/NĐ-CP về kế toán trưởng, phụ trách kế toán như sau:
Kế toán trưởng, phụ trách kế toán
1. Đơn vị kế toán phải bố trí kế toán trưởng trừ các đơn vị quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp đơn vị chưa bổ nhiệm được ngay kế toán trưởng thì bố trí người phụ trách kế toán hoặc thuê dịch vụ làm kế toán trưởng theo quy định. Thời gian bố trí người phụ trách kế toán tối đa là 12 tháng, sau thời gian này đơn vị kế toán phải bố trí người làm kế toán trưởng.
...
Theo đó, thời gian doanh nghiệp được bố trí người phụ trách kế toán tối đa là 12 tháng, sau thời gian này doanh nghiệp phải bố trí người làm kế toán trưởng.
Tiêu chuẩn bố trí người phụ trách kế toán thay thế kế toán trưởng là gì?
Tiêu chuẩn bố trí người phụ trách kế toán thay thế kế toán trưởng được quy định tại khoản 4 Điều 53 Luật Kế toán 2015 như sau:
Kế toán trưởng
...
4. Trường hợp đơn vị kế toán cử người phụ trách kế toán thay kế toán trưởng thì người phụ trách kế toán phải có các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật này và phải thực hiện trách nhiệm và quyền quy định cho kế toán trưởng quy định tại Điều 55 của Luật này.
Theo đó, trường hợp doanh nghiệp cử người phụ trách kế toán thay kế toán trưởng thì người phụ trách kế toán phải có các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Kế toán 2015, cụ thể như sau:
- Các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Kế toán 2015:
+ Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
+ Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán.
- Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp trở lên;
Cụ thể theo quy định tại Điều 21 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định về chuyên môn nghiệp vụ của người phụ trách kế toán như sau:
+ Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam không có vốn nhà nước, có vốn điều lệ nhỏ hơn 10 tỷ đồng: người phụ trách kế toán phải có chuyên môn nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp chuyên nghiệp trở lên.
+ Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam (trừ trường hợp nêu trên): người phụ trách kế toán phải có chuyên môn nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng;
- Có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 02 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 03 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ trung cấp, cao đẳng.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 174/2016/NĐ-CP, người phụ trách kế toán không thuộc các trường hợp không được làm kế toán theo quy định tại Điều 19 Nghị định 174/2016/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 Điều 52 Luật Kế toán 2015.
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người đại diện theo pháp luật, của người đứng đầu, của giám đốc hoặc tổng giám đốc và của cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc hoặc phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính - kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán, trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu, doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Người đang làm quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người được giao nhiệm vụ thường xuyên mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trường hợp trong cùng doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?