Phiên làm việc của người lao động làm việc thường xuyên và không thường xuyên trên công trình dầu khí trên biển có gì khác nhau?

Cho tôi hỏi là phiên làm việc của người lao động thường xuyên và không thường xuyên trên các công trình dầu khí trên biển có gì khác nhau? Người sử dụng lao động quy định phiên làm việc dài hơn quy định pháp luật thì bị xử phạt như thế nào? Câu hỏi của anh V đến từ Huế.

Phiên làm việc của người lao động làm việc thường xuyên và không thường xuyên trên công trình dầu khí trên biển có gì khác nhau?

Phiên làm việc là khoảng thời gian làm việc của người lao động được tính liên tục từ khi có mặt đến khi rời khỏi công trình dầu khí trên biển, không bao gồm thời gian đi đường. (khoản 2 Điều 3 Thông tư 20/2023/TT-BCT)

Phiên làm việc của người lao động thường xuyên tại các công trình dầu khí trên biển theo quy định tại Điều 4 Thông tư 20/2023/TT-BCT như sau:

Thời giờ làm việc đối với người lao động làm việc thường xuyên
Người lao động làm việc thường xuyên tại các công trình dầu khí trên biển theo phiên và theo ca làm việc, cụ thể như sau:
a. Ca làm việc không quá 12 giờ trong 01 ngày;
b. Phiên làm việc tối đa là 28 ngày.

Theo đó, người lao động thường xuyên tại các công trình dầu khí trên biển có phiên làm việc tối đa là 28 ngày.

Còn đối với phiên làm việc của người lao động không thường xuyên tại các công trình dầu khí trên biển theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 20/2023/TT-BCT như sau:

Thời giờ làm việc đối với người lao động làm việc không thường xuyên
...
2. Người lao động làm việc không thường xuyên tại các công trình dầu khí trên biển theo phiên và theo ca làm việc, cụ thể như sau:
a. Ca làm việc không quá 12 giờ trong 01 ngày;
b. Phiên làm việc tối đa là 45 ngày.
...

Theo đó, người lao động không thường xuyên tại các công trình dầu khí trên biển có phiên làm việc tối đa là 45 ngày.

Như vậy, thời gian phiên làm việc của người lao động thường xuyên và không thường xuyên trên công trình dầu khí trên biển sẽ khác nhau.

Phiên làm việc của người lao động không thường xuyên có thể dài hơn phiên làm việc của người lao động thường xuyên.

Phiên làm việc của người lao động làm việc thường xuyên và không thường xuyên trên công trình dầu khí trên biển có gì khác nhau?

Phiên làm việc của người lao động làm việc thường xuyên và không thường xuyên trên công trình dầu khí trên biển có gì khác nhau? (Hình từ Internet)

Người sử dụng lao động áp đặt thời gian phiên làm việc dài hơn quy định pháp luật thì bị xử phạt như thế nào?

Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:

Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
...
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật;
b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.
...

Theo đó, người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên áp dụng đối với người sử dụng lao động là cá nhân có hành vi vi phạm, đối với người sử dụng lao động là tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền gấp đôi mức phạt áp dụng đối với cá nhân. (khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)

Công trình dầu khí trên biển nơi mà người lao động làm việc được hiểu là công trình như thế nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 20/2023/TT-BCT như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công trình dầu khí trên biển là một công trình độc lập hoặc một tổ hợp các công trình hoặc một dây chuyền công nghệ trong các cơ sở sau: giàn khoan dầu khí, giàn khai thác, giàn chế biến, xử lý, phân phối dầu khí, giàn phụ trợ, giàn bơm ép nước, tàu phục vụ dầu khí, kho chứa, kho chứa nổi, hệ thống đường ống và tổ hợp các phương tiện máy móc, thiết bị có liên quan, các kết cấu công trình được chế tạo, xây dựng, chôn ngầm và lắp đặt cố định hoặc tạm thời trên vùng biển Việt Nam.
2. Phiên làm việc là khoảng thời gian làm việc của người lao động được tính liên tục từ khi có mặt đến khi rời khỏi công trình dầu khí trên biển, không bao gồm thời gian đi đường.
3. Ca làm việc là khoảng thời gian làm việc của người lao động từ khi bắt đầu nhận nhiệm vụ cho đến khi bàn giao nhiệm vụ cho người khác, bao gồm: thời giờ làm việc và thời gian nghỉ giữa giờ.

Như vậy, công trình dầu khí trên biển nơi mà người lao động làm việc được hiểu là công trình độc lập hoặc một tổ hợp các công trình hoặc một dây chuyền công nghệ trong các cơ sở sau:

- Giàn khoan dầu khí,

- Giàn khai thác,

- Giàn chế biến, xử lý, phân phối dầu khí,

- Giàn phụ trợ,

- Giàn bơm ép nước, tàu phục vụ dầu khí,

- Kho chứa, kho chứa nổi,

- Hệ thống đường ống và tổ hợp các phương tiện máy móc, thiết bị có liên quan,

- Các kết cấu công trình được chế tạo, xây dựng, chôn ngầm và lắp đặt cố định hoặc tạm thời trên vùng biển Việt Nam.

Người lao động Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Người lao động
Khai thác dầu khí Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Khai thác dầu khí
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trường hợp ngày nhận lương của nhân viên rơi vào dịp lễ tết thì xử lý như thế nào? Nguyên tắc trả lương được quy định như thế nào?
Pháp luật
Đủ tuổi nghỉ hưu thì hợp đồng lao động có bị chấm dứt không? Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu có cần báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng?
Pháp luật
Người lao động có được gộp ngày phép trong năm để nghỉ dồn 1 lần hay không? Người lao động có những ngày nào được nghỉ hưởng nguyên lương?
Pháp luật
Mẫu thông báo xét thưởng 6 tháng đầu năm cho người lao động mới nhất? Việc xét thưởng 6 tháng đầu năm được thực hiện ở thời điểm nào?
Pháp luật
Người sử dụng lao động được chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty?
Pháp luật
Người lao động Việt Nam có thể nhận lương bằng ngoại tệ không? Người sử dụng lao động có thể trả lương cho người nước ngoài theo tuần được không?
Pháp luật
Căn cứ vào đâu để xác định thời hạn bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường?
Pháp luật
Mẫu danh sách đơn vị, người lao động vi phạm pháp luật về lao động do không thỏa thuận giao kết hợp đồng lao động là mẫu nào?
Pháp luật
Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là mẫu nào? Khi có hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì thời gian xuất cảnh khi nào?
Pháp luật
Ngày 21 tháng 6 năm 2024 có phải là Ngày Hạ chí không? Ngày Hạ chí 2024 người lao động có được nghỉ làm việc không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người lao động
428 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người lao động Khai thác dầu khí
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào