Phí công chứng bản dịch hiện nay là bao nhiêu? Mẫu lời chứng của công chứng viên đối với bản dịch mới nhất?
Phí công chứng bản dịch hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định về mức thu phí công chứng cụ thể như sau:
Mức thu phí, lệ phí
...
4. Mức thu phí nhận lưu giữ di chúc: 100 nghìn đồng/trường hợp.
5. Mức thu phí cấp bản sao văn bản công chứng: 05 nghìn đồng/trang, từ trang thứ ba (3) trở lên thì mỗi trang thu 03 nghìn đồng nhưng tối đa không quá 100 nghìn đồng/bản.
6. Phí công chứng bản dịch: 10 nghìn đồng/trang với bản dịch thứ nhất.
Trường hợp người yêu cầu công chứng cần nhiều bản dịch thì từ bản dịch thứ 2 trở lên thu 05 nghìn đồng/trang đối với trang thứ nhất, trang thứ 2; từ trang thứ 3 trở lên thu 03 nghìn đồng/trang nhưng mức thu tối đa không quá 200 nghìn đồng/bản.
7. Phí chứng thực bản sao từ bản chính: 02 nghìn đồng/trang đối với trang thứ nhất, trang thứ hai; từ trang thứ ba trở lên thu 01 nghìn đồng/trang nhưng mức thu tối đa không quá 200 nghìn đồng/bản.
8. Phí chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản: 10 nghìn đồng/trường hợp (trường hợp hiểu là một hoặc nhiều chữ ký trong một giấy tờ, văn bản).
...
Như vậy, theo quy định hiện nay thì mức phí công chứng bản dịch là 10.000 đồng/trang với bản dịch thứ nhất.
Nếu người yêu cầu công chứng cần nhiều bản dịch thì từ bản dịch thứ 2 trở lên thu 5.000 đồng/trang đối với trang thứ nhất, trang thứ 2; từ trang thứ 3 trở lên thu 3.000 đồng/trang nhưng mức thu tối đa không quá 200.000 đồng/bản.
Phí công chứng bản dịch (Hình từ Internet)
Lời chứng của công chứng viên đối với bản dịch phải ghi rõ những thông tin nào?
Tại Điều 61 Luật Công chứng 2014 quy định về việc công chứng bản dịch như sau:
Công chứng bản dịch
1. Việc dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt để công chứng phải do người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng thực hiện. Cộng tác viên phải là người tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc đại học khác mà thông thạo thứ tiếng nước ngoài đó. Cộng tác viên phải chịu trách nhiệm đối với tổ chức hành nghề công chứng về tính chính xác, phù hợp của nội dung bản dịch do mình thực hiện.
2. Công chứng viên tiếp nhận bản chính giấy tờ, văn bản cần dịch, kiểm tra và giao cho người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình thực hiện. Người phiên dịch phải ký vào từng trang của bản dịch trước khi công chứng viên ghi lời chứng và ký vào từng trang của bản dịch.
Từng trang của bản dịch phải được đóng dấu chữ “Bản dịch” vào chỗ trống phía trên bên phải; bản dịch phải được đính kèm với bản sao của bản chính và được đóng dấu giáp lai.
3. Lời chứng của công chứng viên đối với bản dịch phải ghi rõ thời điểm, địa điểm công chứng, họ tên công chứng viên, tên tổ chức hành nghề công chứng; họ tên người phiên dịch; chứng nhận chữ ký trong bản dịch đúng là chữ ký của người phiên dịch; chứng nhận nội dung bản dịch là chính xác, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội; có chữ ký của công chứng viên và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
...
Theo đó, lời chứng của công chứng viên đối với bản dịch thì cần phải lưu ý ghi rõ những thông tin sau đây:
- Thời điểm, địa điểm công chứng;
- Họ tên công chứng viên, tên tổ chức hành nghề công chứng;
- Họ tên người phiên dịch;
- Chứng nhận chữ ký trong bản dịch đúng là chữ ký của người phiên dịch;
- Chứng nhận nội dung bản dịch là chính xác, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
- Có chữ ký của công chứng viên và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
Lưu ý: Công chứng viên không được nhận và công chứng bản dịch khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Công chứng viên biết hoặc phải biết bản chính được cấp sai thẩm quyền hoặc không hợp lệ; bản chính giả;
- Giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch đã bị tẩy xoá, sửa chữa, thêm, bớt hoặc bị hư hỏng, cũ nát không thể xác định rõ nội dung;
- Giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch thuộc bí mật nhà nước; giấy tờ, văn bản bị cấm phổ biến theo quy định của pháp luật.
Mẫu lời chứng của công chứng viên đối với bản dịch mới nhất?
Căn cứ theo Mẫu TP-CC-26 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BTP thì hiện nay lời chứng của công chứng viên đối với bản dịch đang được sử dụng theo mẫu dưới đây:
Tải Mẫu lời chứng của công chứng viên đối với bản dịch mới nhất tại đây: tại
Bản dịch được công chứng có giá trị pháp lý như thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Luật Công chứng 2014 quy định về giá trị pháp lý của văn bản công chứng như sau:
Giá trị pháp lý của văn bản công chứng
1. Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
2. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.
3. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.
4. Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.
Theo đó, nếu bản dịch đã được công chứng thì sẽ có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?