Phép nhân hóa là gì? Yêu cầu về nhận biết các biện pháp tu từ và tác dụng của các biện pháp tu từ đối với học sinh?

Phép nhân hóa là gì? Có mấy kiểu nhân hóa? Ví dụ mỗi kiểu? Môn Ngữ Văn ở cấp tiểu học có tên gọi là gì? Dấu hiệu nhận biết phép nhân hoá? Yêu cầu về nhận biết các biện pháp tu từ và tác dụng của các biện pháp tu từ đối với học sinh như thế nào?

Phép nhân hóa là gì? Có mấy kiểu nhân hóa? Ví dụ mỗi kiểu? Môn Ngữ Văn ở cấp tiểu học có tên gọi là gì?

Phép nhân hóa hay biện pháp nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi ... vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn.

Có 3 kiểu phép nhân hóa chính:

- Sử dụng các từ ngữ thường gọi con người dùng để gọi vật

Ví dụ: Bác chim sáo hót rất hay.

=> Dùng từ " Bác" để gọi loài chim

- Sử dụng các từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của con người để chỉ hoạt động tính chất của vật

Ví dụ: Ông mặt trời đang ban phát ánh nắng cho con người và cây cối

=> Dùng từ ngữ hoạt động, tính chất của con người "ban phát" để dùng cho mặt trời

- Dùng các từ ngữ xưng hô của vật với người

Ví dụ: Bạn gấu ơi, bạn đang trò chuyện với ai đó?

=> Từ ngữ xưng hô của người "Bạn" dùng cho loài gấu.

Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo

Căn cứ Mục I Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:

I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC
Ngữ văn là môn học thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ và văn học, được học từ lớp 1 đến lớp 12. Ở cấp tiểu học, môn học này có tên là Tiếng Việt; ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông có tên là Ngữ văn.
Ngữ văn là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn; giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời cũng là công cụ quan trọng để giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở học sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha,...
...

Theo đó, ở cấp tiểu học, môn học Ngữ văn có tên là Tiếng Việt.

Phép nhân hóa là gì? Dấu hiệu nhận biết phép nhân hoá? Có mấy kiểu nhân hóa? Cho ví dụ mỗi kiểu nhân hóa?

Phép nhân hóa là gì? Dấu hiệu nhận biết phép nhân hoá? Có mấy kiểu nhân hóa? Cho ví dụ mỗi kiểu nhân hóa? (Hình từ Internet)

Dấu hiệu nhận biết phép nhân hóa? Yêu cầu về nhận biết các biện pháp tu từ và tác dụng của các biện pháp tu từ đối với học sinh như thế nào?

Để nhận biết phép nhân hóa có được sử dụng trong tác phẩm hay không, có thể phân tích theo các bước sau:

Bước 1: Chỉ ra dấu hiệu gồm sự vật, hiện tượng, loài vật nào đó được nhân hoá và từ ngữ dùng để nhân hoá. Ví dụ: Trong tác phẩm xuất hiện các từ thường gọi người như: anh, chị, cô, dì,... và các từ này được dùng để gọi vật.

Bước 2: Nêu tác dụng của phép nhân hoá đó. Ví dụ: Khiến sự vật trở nên gần gũi và gắn bó với con người.

Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo

Theo khoản 2 Mục IV Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định yêu cầu về nhận biết các biện pháp tu từ và tác dụng của các biện pháp tu từ đối với học sinh như sau:

- Đối với học sinh lớp 3, lớp 4 và lớp 5: biết tác dụng của các biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh.

- Đối với học sinh lớp 6 và lớp 7: biết các biện pháp tu từ như ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh).

- Đối với lớp 8 và lớp 9: hiểu được các biện pháp tu từ như điệp ngữ, chơi chữ, nói mỉa, nghịch ngữ).

Học sinh các cấp thi kết thúc học kỳ 1 trước hay sau Tết Âm lịch?

Căn cứ tại Điều 1 Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT năm 2024 quy định về khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 như sau:

Ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng trong toàn quốc như sau:
1. Tựu trường sớm nhất trước 01 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.
2. Tổ chức khai giảng vào ngày 05 tháng 9 năm 2024.
3. Kết thúc học kỳ I trước ngày 18 tháng 01 năm 2025, hoàn thành chương trình và kết thúc năm học trước ngày 31 tháng 5 năm 2025.
4. Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 30 tháng 6 năm 2025.
5. Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31 tháng 7 năm 2025.
6. Thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 dự kiến diễn ra trong ngày 26 và ngày 27 tháng 6 năm 2025.
7. Các kỳ thi cấp quốc gia khác được tổ chức theo quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Theo khung kế hoạch nêu trên thì học sinh các cấp sẽ kết thúc học kỳ 1 trước ngày 18 tháng 01 năm 2024. Hoàn thành chương trình và kết thúc năm học trước ngày 31 tháng 5 năm 2025.

Mặt khác, Tết Âm lịch 2025 lại rơi vào Thứ Tư ngày 29 tháng 01 năm 2025. Do đó, học sinh các cấp sẽ thi học kỳ 1 trước Tết Âm lịch 2025.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
63 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào