Môn Lịch sử: Hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh dạng trắc nghiệm? Định hướng chung của môn Lịch sử là gì?
Môn Lịch sử: Hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh dạng trắc nghiệm?
Tham khảo bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử về chủ đề hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.
Câu 1: Năm 1912, Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang phục hội nhằm mục đích gì?
A. Đánh đổ phong kiến, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
B. Đánh đổ phong kiến, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam.
C. Đánh đuổi giặc Pháp, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
D. Đánh đuổi giặc Pháp, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam.
Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu?
A. Mục đích hoạt động đối ngoại là tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài để chống thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc.
B. Đầu năm 1905, đưa 200 thanh niên Việt Nam sang học tập tại các trường tư thục ở Trung Quốc.
C. Tham gia liên minh giữa Vân Nam, Quảng Tây với Việt Nam.
D. Tham giá Đông Á đồng minh.
Câu 3: Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động đối ngoại của Phan Châu Trinh?
A. Cử người liên lạc với một số tổ chức như Công sứ Đức để tìm kiếm sự giúp đỡ.
B. Mục đích hoạt động đối ngoại là vận động cải cách cho Việt Nam.
C. Sang Pháp, tổ chức, đảng phái tiến bộ, gửi kiến nghị đến các thành viên của Chính phủ Pháp để phê phán chính quyền thực dân.
D. Thành lập một số tổ chức yêu nước Việt Nam tại Pháp.
Câu 4: Điểm giống nhau cơ bản trong con đường cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là
A. Cùng đi theo khuynh hướng phong kiến.
B. Cùng muốn cải cách, nâng cao dân trí, dân quyền.
C. Cùng đi theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
D. Cùng muốn dùng bạo lực để chống Pháp.
Câu 5: Điểm khác biệt cơ bản giữa hai xu hướng cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là gì?
A. Bạo động vũ trang - cải cách xã hội.
B. Nhờ Nhật để đánh Pháp - dựa vào Pháp để chống Nhật.
C. Cứu nước để cứu dân - cứu dân và cứu nước.
D. Quân chủ chuyên chế dân chủ cộng hòa.
Câu 6: Năm 1912, Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang phục hội và chủ trương thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam là do ảnh hưởng của
A. Cuộc vận động Duy tân Mậu Tuất ở Trung Quốc.
B. Cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản.
C. Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc.
D. Cải cách của vua Ra-ma V ở Xiêm.
Câu 7: Hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu diễn ra chủ yếu ở đâu?
A. Nhật Bản, Trung Quốc.
B. Pháp, Trung Quốc.
C. Pháp, Anh, Mỹ.
D. Nhật Bản, Mỹ.
Câu 8: Chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu là
A. thỏa hiệp với Pháp để được trao trả độc lập.
B. tìm kiếm sự giúp đỡ của Nhật, giành độc lập dân tộc.
C. tìm kiếm sự giúp đỡ của Pháp, giành độc lập dân tộc.
D. dùng cải cách kinh tế để nâng cao đời sống nhân dân.
*Thông tin chỉ mang tính chất ham khảo*
Môn Lịch sử: Hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh dạng trắc nghiệm? Định hướng chung của môn Lịch sử là gì? (Hình từ Internet)
Định hướng chung của môn Lịch sử theo Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm Thông tư 32?
Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT định hướng chung của môn Lịch sử được quy định tại mục 1 Chương VI cụ thể như sau:
Chương trình môn Lịch sử được xây dựng theo định hướng phát triển năng lực, vì vậy phương pháp dạy học chủ đạo là tích cực hoá hoạt động của người học. Phương pháp dạy học tích cực chú trọng tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động học tập gắn với những tình huống của cuộc sống; gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn; tăng cường tự học, làm việc trong nhóm nhằm phát triển các phẩm chất chủ yếu, các năng lực chung (năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo) và năng lực lịch sử cho học sinh, đáp ứng mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông.
Định hướng phương pháp phát triển năng lực môn Lịch sử là gì?
Theo mục 3 Chương VI Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT định hướng phương pháp phát triển năng lực môn Lịch sử được quy định như sau:
Phương pháp hình thành, phát triển năng lực lịch sử được thực hiện trên nền tảng những nguyên tắc cơ bản của khoa học lịch sử: thông qua các nguồn sử liệu khác nhau để tái hiện lịch sử, phục dựng một cách chân thực, khách quan quá trình hình thành, phát triển của các sự kiện, quá trình lịch sử, đồng thời đặt quá trình phát triển đó trong sự tương tác với các nhân tố liên quan trong suốt quá trình vận động của chúng.
Dạy học môn Lịch sử theo phương pháp dạy học tích cực, giáo viên không đặt trọng tâm vào việc truyền đạt kiến thức lịch sử cho học sinh mà chú trọng hướng dẫn học sinh nhận diện và khai thác các nguồn sử liệu, từ đó tái hiện quá khứ, nhận thức lịch sử, đưa ra suy luận, đánh giá về bối cảnh, nguồn gốc, sự phát triển của sự kiện, quá trình lịch sử để tìm kiếm sự thật lịch sử một cách khoa học, vận dụng kiến thức lịch sử vào thực tiễn, từ đó hình thành và phát triển năng lực lịch sử cho học sinh.
Phương pháp dạy học lịch sử theo định hướng phát triển năng lực chú trọng việc phát hiện và giải quyết vấn đề, sử dụng các phương tiện trực quan (hiện vật lịch sử, tranh ảnh lịch sử, bản đồ, biểu đồ, sa bàn, mô hình, phim tài liệu lịch sử,…). Giáo viên giúp học sinh biết cách tìm tòi, khai thác các nguồn sử liệu, đồng thời biết cách phân tích sự kiện, quá trình lịch sử và tự mình rút ra những nhận xét, đánh giá, tạo cơ sở phát triển năng lực tự học lịch sử suốt đời và khả năng ứng dụng vào cuộc sống những hiểu biết về lịch sử, văn hoá, xã hội Việt Nam và thế giới.
Các hình thức tổ chức dạy học môn Lịch sử bao gồm các hoạt động dạy học ở trong và ngoài lớp học. Giáo viên cần tăng cường mở rộng không gian dạy học trên thực địa (di tích lịch sử, di sản văn hoá, bảo tàng, triển lãm,…), kết hợp các hoạt động dạy học trong lớp học với hoạt động trải nghiệm trên thực tế. Thông qua việc kết hợp các hình thức hoạt động đa dạng như thảo luận nhóm, làm việc nhóm, làm việc cá nhân,... giáo viên giúp học sinh trở thành “người đóng vai lịch sử” để khám phá lịch sử, vận dụng sáng tạo kiến thức vào các tình huống học tập và thực tiễn cuộc sống.
Để nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục lịch sử, cần chú trọng kết hợp giữa giáo dục lịch sử trong nhà trường với gia đình và xã hội. Sự phối hợp giữa ba môi trường giáo dục (nhà trường, gia đình, xã hội) là nền tảng quan trọng để hình thành năng lực lịch sử. Giáo viên cần chủ động thiết lập và duy trì mối liên hệ thường xuyên giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong công tác giáo dục lịch sử thông qua các mô hình phối hợp như: tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử, giáo dục về chủ quyền quốc gia cho học sinh có sự tham gia của cha mẹ học sinh và các tổ chức xã hội.
Chương trình môn Lịch sử chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông; khuyến khích học sinh tự tìm đọc, thu thập tư liệu lịch sử trên mạng Internet, trong thư viện và trong các hệ thống cơ sở dữ liệu khác để thực hiện các nghiên cứu của cá nhân hoặc nhóm; phát triển kĩ năng sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin để hỗ trợ việc tái hiện, tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn chế khai thác nước dưới đất chỉ áp dụng với đối tượng nào? 5 nguyên tắc khoanh vùng được quy định ra sao?
- Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực III quản lý nhà nước trên địa bàn nào? Trụ sở chính đặt tại đâu?
- Lượng mưa là gì? Đơn vị đo lượng mưa được tính bằng gì? Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa là yêu cầu cần đạt trong chương trình Địa lý lớp mấy?
- Quỹ của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được xây dựng từ đâu? Tiêu chuẩn giáo viên làm Tổng phụ trách Đội?
- Lớp 9 lên lớp 10 thi mấy môn? Học sinh đạt giải trong các cuộc thi quốc tế có được tuyển thẳng vào lớp 10 không?