Phẫu thuật lấy thể thủy tinh sa tiền phòng là gì? Các bước tiến hành lấy thể thủy tinh sa tiền phòng còn trong thực hiện như thế nào?

Cho tôi hỏi, phẫu thuật lấy thể thủy tinh sa tiền phòng là gì? Các bước tiến hành lấy thể thủy tinh sa tiền phòng còn trong thực hiện như thế nào? Theo dõi sau phẫu thuật lấy thể thủy tinh sa tiền phòng còn trong như thế nào? Trong phẫu thuật lấy thể thủy tinh sa tiền phòng còn trong có thể xảy ra những biến chứng gì? Trên đây là câu hỏi của chị Mai Duyên tại Hà Nội.

Phẫu thuật lấy thể thủy tinh sa tiền phòng là gì? Các bước tiến hành lấy thể thủy tinh sa tiền phòng còn trong thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo Mục V Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật thể thủy tinh sa tiền phòng Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:

PHẪU THUẬT THỂ THỦY TINH SA TIỀN PHÒNG
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật lấy thể thủy tinh sa tiền phòng là phương pháp lấy bỏ thể thủy tinh phục hồi giải phẫu của tiền phòng, tránh biến chứng.
II. CHỈ ĐỊNH
Thể thủy tinh sa tiền phòng.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Tình hình toàn thân không cho phép phẫu thuật.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Bác sĩ chuyên khoa Mắt
2. Phương tiện
- Máy hiển vi phẫu thuật.
- Bộ dụng cụ vi phẫu, kim chỉ không tiêu 9-0, 10-0.
- Máy cắt dịch kính (nếu có).
3. Người bệnh
- Khám toàn thân và các xét nghiệm theo quy định.
- Hạ nhãn áp trong trường hợp đã có biến chứng tăng nhãn áp.
- Người bệnh được tư vấn trước phẫu thuật.
4. Hồ sơ bệnh án
Theo quy định chung của Bộ Y tế.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
2. Kiểm tra người bệnh
3. Thực hiện kỹ thuật
3.1. Vô cảm
- Trẻ em: gây mê.
- Người lớn: gây tê tại chỗ bằng thuốc tê cạnh nhãn cầu.
3.2. Thực hiện kỹ thuật
3.2.1. Thể thủy tinh còn trong
Trên người trẻ (< 45 tuổi) có thể cắt thủy tinh thể lệch qua vùng rìa và cắt dịch kính trước.
- Mở vùng rìa giác mạc 2 vị trí phía 2 giờ, 10 giờ: vị trí giờ đặt kim nước tiền phòng để duy trì áp lực nội nhãn ổn định trong suốt thời gian phẫu thuật, vị trí 10 giờ đặt đầu cắt dịch kính.
- Tiến hành cắt thủy tinh thể với tốc độ cắt chậm 600 - 800 lần/phút, áp lực hút cao 300 - 400mmHg, vừa cắt vừa hút giữ để chất thể thủy tinh không rơi vào dịch kính.
- Cắt sạch dịch kính trong tiền phòng và diện đồng tử, tránh kẹt dịch kính vào mép phẫu thuật. Có thể kiểm tra bằng cách bơm dung dịch hydrocortison vào tiền phòng không thấy bám dịch kính, đồng tử tròn đều, hoặc bơm bóng khí tiền phòng, bóng khí tròn đầy.
- Bơm phù mép phẫu thuật hoặc khâu giác mạc chỉ 10/0 nếu mép phẫu thuật chưa kín.
- Kết thúc phẫu thuật. Tiêm kháng sinh và chống viêm. Băng kín mắt phẫu thuật.
...

Phẫu thuật lấy thể thủy tinh sa tiền phòng là phương pháp lấy bỏ thể thủy tinh phục hồi giải phẫu của tiền phòng, tránh biến chứng.

Các bước tiến hành lấy thể thủy tinh sa tiền phòng còn trong thực hiện như sau:

Bước 1. Kiểm tra hồ sơ

Bước 2. Kiểm tra người bệnh

Bước 3. Thực hiện kỹ thuật

Vô cảm thực hiện với trẻ em là gây mê và người lớn là gây tê tại chỗ bằng thuốc tê cạnh nhãn cầu.

Thực hiện kỹ thuật lấy thể thủy tinh sa tiền phòng còn trong trên người trẻ (< 45 tuổi) có thể cắt thủy tinh thể lệch qua vùng rìa và cắt dịch kính trước.

- Mở vùng rìa giác mạc 2 vị trí phía 2 giờ, 10 giờ: vị trí giờ đặt kim nước tiền phòng để duy trì áp lực nội nhãn ổn định trong suốt thời gian phẫu thuật, vị trí 10 giờ đặt đầu cắt dịch kính.

- Tiến hành cắt thủy tinh thể với tốc độ cắt chậm 600 - 800 lần/phút, áp lực hút cao 300 - 400mmHg, vừa cắt vừa hút giữ để chất thể thủy tinh không rơi vào dịch kính.

- Cắt sạch dịch kính trong tiền phòng và diện đồng tử, tránh kẹt dịch kính vào mép phẫu thuật. Có thể kiểm tra bằng cách bơm dung dịch hydrocortison vào tiền phòng không thấy bám dịch kính, đồng tử tròn đều, hoặc bơm bóng khí tiền phòng, bóng khí tròn đầy.

- Bơm phù mép phẫu thuật hoặc khâu giác mạc chỉ 10/0 nếu mép phẫu thuật chưa kín.

- Kết thúc phẫu thuật. Tiêm kháng sinh và chống viêm. Băng kín mắt phẫu thuật.

Phẫu thuật 28

Phẫu thuật lấy thể thủy tinh sa tiền phòng là gì? Các bước tiến hành lấy thể thủy tinh sa tiền phòng còn trong thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

Theo dõi sau phẫu thuật lấy thể thủy tinh sa tiền phòng còn trong như thế nào?

Căn cứ theo Mục VI Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật thể thủy tinh sa tiền phòng Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:

PHẪU THUẬT THỂ THỦY TINH SA TIỀN PHÒNG
...
VI. THEO DÕI SAU PHẪU THUẬT
- Thay băng, theo dõi hàng ngày cho đến khi xuất viện
- Phát hiện và xử lý các biến chứng có thể xảy ra
+ Tại mắt
• Tình trạng giác mạc.
• Tình trạng tiền phòng.
• Viêm nhiễm, xuất huyết.
• Nhãn áp.
+ Toàn thân: mạch, huyết áp, nhiệt độ.
- Người bệnh có thể xuất viện sau 2 - 3 ngày nếu không có biến chứng, theo dõi ngoại trú sau 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 3 tháng.

Việc theo dõi sau phẫu thuật lấy thể thủy tinh sa tiền phòng còn trong thực hiện theo quy định cụ thể trên.

Trong phẫu thuật lấy thể thủy tinh sa tiền phòng còn trong có thể xảy ra những biến chứng gì?

Căn cứ theo Mục VII Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật thể thủy tinh sa tiền phòng Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:

PHẪU THUẬT THỂ THỦY TINH SA TIỀN PHÒNG
...
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ LÝ
1. Trong phẫu thuật
- Kẹt dịch kính: cần cắt sạch dịch kính tại mép phẫu thuật và tiền phòng.
- Xuất huyết tiền phòng: rửa sạch máu tiền phòng, bơm bóng hơi đầy tiền phòng tránh chảy máu tái phát.
...

Như vậy, trong phẫu thuật lấy thể thủy tinh sa tiền phòng còn trong có thể xảy ra biến chứng như sau:

- Kẹt dịch kính: cần cắt sạch dịch kính tại mép phẫu thuật và tiền phòng.

- Xuất huyết tiền phòng: rửa sạch máu tiền phòng, bơm bóng hơi đầy tiền phòng tránh chảy máu tái phát.

Khám chữa bệnh chuyên ngành nhãn khoa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Các bước tiến hành phá hủy thể mi điều trị glôcôm bằng kỹ thuật điện đông thể mi như thế nào? Phá hủy thể mi là phương pháp điều trị glôcôm theo cơ chế gì?
Pháp luật
Trong phẫu thuật sửa sẹo bọng sau phẫu thuật glôcôm có thể có các biến chứng gì? Kỹ thuật sửa sẹo bọng thấm có ghép tổ chức thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Khi tiến hành sửa sẹo bọng sau phẫu thuật glôcôm, kỹ thuật trượt vạt kết mạc được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Khi cắt mống mắt ngoại vi Laser cần chuẩn bị những gì? Các bước tiến hành cắt mống mắt ngoại vi Laser như thế nào?
Pháp luật
Người bệnh được chỉ định phẫu thuật điều trị hở mi khi nào? Tiến hành phẫu thuật điều trị hở mi do sẹo gây lật mi theo các bước như thế nào?
Pháp luật
Người bệnh có được chỉ định Laser CO2 điều trị bệnh lý mi mắt khi có u mi ác tính không? Thực hiện kỹ thuật Laser CO2 điều trị bệnh lý mi mắt như thế nào?
Pháp luật
Tiến hành phẫu thuật điều trị hở mi do liệt dây VII (nhánh mi trên) theo các bước như thế nào? Người bệnh sau phẫu thuật còn hở mi thì xử lý như thế nào?
Pháp luật
Lật mi dưới do liệt nhánh dưới dây VII, phẫu thuật sửa lật mi thực hiện theo các bước như thế nào? Bệnh nhân được theo dõi khi phẫu thuật như thế nào?
Pháp luật
Tiến hành phẫu thuật điều trị co rút mi theo các bước như thế nào? Việc theo dõi người bệnh phẫu thuật điều trị co rút mi thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Phẫu thuật điều trị sa lông mày do tuổi già do ai thực hiện? Phẫu thuật này chống chỉ định trong những trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khám chữa bệnh chuyên ngành nhãn khoa
1,094 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khám chữa bệnh chuyên ngành nhãn khoa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Khám chữa bệnh chuyên ngành nhãn khoa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào