Phẫu thuật Fontan là như thế nào? Phẫu thuật Fontan được chỉ định cho người bệnh trong trường hợp nào?
Phẫu thuật Fontan là như thế nào?
Phẫu thuật Fontan là một trong 45 quy trình kỹ thuật quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực” ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017.
Căn cứ theo Mục I Quy trình kỹ thuật phẫu thuật Fontan ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT FONTAN
I. ĐẠI CƯƠNG
Bệnh tim bẩm sinh dạng một tâm thất (Single ventricle-SV) là bệnh tim bẩm sinh trong đó chỉ có một tâm thất đủ kích thước và chức năng bơm máu đi nuôi cơ thể. SV được mô tả và phẫu thuật thành công vào những năm 50 của thể kỷ XX, với phẫu thuật Glenn năm 1958 và đặc biệt phẫu thuật Fontan năm 1968 đã cải thiện rõ kết quả điều trị bệnh SV. Ngày nay, phẫu thuật Fontan với miệng nối ngoài tim bằng mạch nhân tạo được áp dụng rộng rãi tại hầu hết các trung tâm phẫu thuật tim để điều trị bệnh SV với tỷ lệ tử vong dao động từ 0%-5%. Có nhiều cách phân loại bệnh như teo thất trái, teo thất phải và loại không xác định hoặc SV tăng áp lực động mạch phổi (ĐMP) (nhiều máu lên phổi) và loại hẹp phổi (ít máu lên phổi). Người bệnh cần được chẩn đoán ở thể tăng áp lực ĐMP hay thể hẹp phổi để có phương pháp điều trị hợp lý. Đối với các trường hợp có tăng áp lực ĐMP cần được phẫu thuật thắt hẹp ĐMP để làm giảm áp lực ĐMP chuẩn bị cho phẫu thuật thì sau (phẫu thuật Glenn hai hướng và phẫu thuật Fontan). Với người bệnh có hẹp phổi, kích thước ĐMP chưa đủ cần phải phẫu thuật bắc cầu chủ phổi để kích thước ĐMP tăng lên đủ điều kiện phẫu thuật các thì sau. Phẫu thuật Fontan là phẫu thuật thường tiến hành sau phẫu thuật nối thông động mạch chủ-động mạch phổi hai chiều. Dưới đây chỉ trình bày phẫu thuật Fontan cải tiến sau phẫu thuật nối thông động mạch chủ-động mạch phổi hai chiều.
Như vậy, phẫu thuật Fontan là một phương pháp điều trị bệnh tim bẩm sinh dạng một tâm thất (Single ventricle-SV) là bệnh tim bẩm sinh trong đó chỉ có một tâm thất đủ kích thước và chức năng bơm máu đi nuôi cơ thể.
Ngày nay, phẫu thuật Fontan với miệng nối ngoài tim bằng mạch nhân tạo được áp dụng rộng rãi tại hầu hết các trung tâm phẫu thuật tim để điều trị bệnh SV với tỷ lệ tử vong dao động từ 0%-5%.
Có nhiều cách phân loại bệnh như teo thất trái, teo thất phải và loại không xác định hoặc SV tăng áp lực động mạch phổi (ĐMP) (nhiều máu lên phổi) và loại hẹp phổi (ít máu lên phổi).
Người bệnh cần được chẩn đoán ở thể tăng áp lực ĐMP hay thể hẹp phổi để có phương pháp điều trị hợp lý.
Đối với các trường hợp có tăng áp lực ĐMP cần được phẫu thuật thắt hẹp ĐMP để làm giảm áp lực ĐMP chuẩn bị cho phẫu thuật thì sau (phẫu thuật Glenn hai hướng và phẫu thuật Fontan).
Với người bệnh có hẹp phổi, kích thước ĐMP chưa đủ cần phải phẫu thuật bắc cầu chủ phổi để kích thước ĐMP tăng lên đủ điều kiện phẫu thuật các thì sau. Phẫu thuật Fontan là phẫu thuật thường tiến hành sau phẫu thuật nối thông động mạch chủ-động mạch phổi hai chiều.
Phẫu thuật (Hình từ Internet)
Phẫu thuật Fontan được chỉ định cho người bệnh trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Mục II Quy trình kỹ thuật phẫu thuật Fontan ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT FONTAN
...
II. CHỈ ĐỊNH
Trẻ có bệnh tim bẩm sinh dạng có một tâm thất
Điều kiện để phẫu thuật Fontan
- Tuổi: Người bệnh từ 4 tuổi đến 15 tuổi.
- Nhịp xoang.
- Đổ về tỉnh mạch chủ bình thường.
- Áp lực ĐMP trung bình ≤ 15 mm Hg.
- Sức cản phổi ≤ 4 đơn vị Wood/m²
- Chỉ số McGoon, Nakata bình thường.
- Chức năng tim bình thường.
- Van nhĩ thất bình thường không hẹp hở.
- Không có shunt chủ phổi.
...
Theo đó, phẫu thuật Fontan được chỉ định cho người bệnh khi có những biểu hiện như:
Trẻ có bệnh tim bẩm sinh dạng có một tâm thất
Điều kiện để phẫu thuật Fontan
- Tuổi: Người bệnh từ 4 tuổi đến 15 tuổi.
- Nhịp xoang.
- Đổ về tỉnh mạch chủ bình thường.
- Áp lực ĐMP trung bình ≤ 15 mm Hg.
- Sức cản phổi ≤ 4 đơn vị Wood/m²
- Chỉ số McGoon, Nakata bình thường.
- Chức năng tim bình thường.
- Van nhĩ thất bình thường không hẹp hở.
- Không có shunt chủ phổi.
Như vậy, có thể thấy rằng phẫu thuật Fontan sẽ được chỉ định nếu thuộc một trong các trường hợp trên.
Phẫu thuật Fontan sẽ chống chỉ định đối với người bệnh khi nào?
Căn cứ theo Mục III Quy trình kỹ thuật phẫu thuật Fontan ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT FONTAN
...
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Sức cản phổi > 4 đơn vị Wood/m²,
- Thiểu sản động mạch phổi nặng
- Giảm chức năng thất trái nặng.
...
Như vậy, có thể thấy rằng người bệnh sẽ bị chống chỉ định nếu rơi vào các trường hợp trên và có thể sẽ không được thực hiện phẫu thuật Fontan này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?