Phát tờ rơi quảng cáo bừa bãi, dán tờ quảng cáo lên cột điện, biển báo sẽ bị xử lý như thế nào? Sử dụng xe ô tô chở loa quảng cáo gây ồn ào sẽ bị xử lý như thế nào?
Điều kiện đối với quảng cáo trên phương tiện giao thông
Căn cứ Điều 32 Luật Quảng cáo 2012 về quảng cáo trên phương tiện giao thông:
“1. Việc quảng cáo trên phương tiện giao thông phải tuân thủ các quy định của Luật này và pháp luật về giao thông.
2. Không được thể hiện sản phẩm quảng cáo ở mặt trước, mặt sau và trên nóc của phương tiện giao thông. Sản phẩm quảng cáo không được vượt quá 50% diện tích mỗi mặt được phép quảng cáo của phương tiện giao thông. Việc thể hiện biểu trưng, lô-gô, biểu tượng của chủ phương tiện giao thông hoặc hãng xe trên phương tiện giao thông phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao thông."
Điều kiện đối với quảng cáo bằng loa phóng thanh
Căn cứ Điều 33 Luật Quảng cáo 2012 về quảng cáo bằng loa phóng thanh và hình thức tương tự:
“1. Quảng cáo bằng loa phóng thanh và hình thức tương tự tại địa điểm cố định phải tuân thủ quy định sau:
a) Quảng cáo không được vượt quá độ ồn cho phép theo quy định của pháp luật về môi trường;
b) Không được quảng cáo tại trụ sở cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang, trường học, bệnh viện;
c) Không được quảng cáo trên hệ thống truyền thanh phục vụ nhiệm vụ chính trị của xã, phường, thị trấn.
2. Không được quảng cáo bằng loa phóng thanh gắn với phương tiện giao thông và các phương tiện di động khác tại nội thành, nội thị của thành phố, thị xã."
Vi phạm về quảng cáo trên phương tiện giao thông bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ Điều 43 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, vi phạm quy định về quảng cáo làm ảnh hưởng mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội và trên phương tiện giao thông:
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi phát tờ rơi quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo tại mặt trước, mặt sau và trên nóc của một phương tiện giao thông;
b) Quảng cáo vượt quá diện tích mỗi mặt được phép quảng cáo của một phương tiện giao thông theo quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo trên tờ rơi làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tang vật đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.”
Theo đó, hành vi phát tờ rơi quảng cáo bừa bãi và dán các tờ quảng cáo lên cột điện, biển báo sẽ được coi là hành vi vi phạm quy định về quảng cáo làm ảnh hưởng mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội và trên phương tiện giao thông. Hành vi này có thể bị xử phạt với số tiền lên đến 10.000.000 đồng, còn đối với tổ chức mức phạt sẽ lên đến 20.000.000 đồng (tại khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP). Ngoài ra còn có thể bị buộc tiêu hủy tang vật, buộc tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo như những biện pháp khắc phục hậu quả.
Phát tờ rơi quảng cáo bừa bãi
Vi phạm về quảng cáo bằng loa phóng thanh bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ Điều 44 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, vi phạm quy định về quảng cáo bằng loa phóng thanh và hình thức tương tự như sau:
“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo bằng loa phóng thanh và hình thức tương tự tại trụ sở cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang, trường học, bệnh viện;
b) Quảng cáo bằng loa phóng thanh và hình thức tương tự trên hệ thống truyền thanh phục vụ nhiệm vụ chính trị của xã, phường, thị trấn.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo bằng loa phóng thanh và các hình thức tương tự khác gắn trên phương tiện giao thông và các phương tiện di động tại nội thành, nội thị của các thành phố, thị xã.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2 Điều này.”
Theo đó, hành vi sử dụng xe ô tô chở loa phóng thanh đi khắp nơi để quảng cáo sẽ được coi là hành vi vi phạm quy định về quảng cáo bằng loa phóng thanh và hình thức tương tự. Hành vi này có thể bị xử phạt với số tiền lên đến 5.000.000 đồng còn đối với tổ chức sẽ gấp đôi số tiền phạt (Tại khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP). Ngoài ra còn có thể bị tịch thu tang vật vi phạm như một hình thức phạt bổ sung.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm tra lý lịch đảng viên là thẩm tra, xác minh những gì? Thẩm tra lý lịch đảng viên gồm những ai?
- Mẫu kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công đoàn theo Quyết định 684?
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?