Phân công Thẩm phán giải quyết án theo những nguyên tắc nào? Phải căn cứ vào những tiêu chí gì?
Việc phân công Thẩm phán giải quyết án được thực hiện theo những nguyên tắc nào?
Theo Điều 3 Thông tư 01/2022/TT-TANDTC quy định về nguyên tắc phân công giải quyết án như sau:
Nguyên tắc phân công giải quyết án
Việc phân công giải quyết án phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
1. Vô tư, khách quan, ngẫu nhiên.
2. Công bằng, dân chủ, công khai, hợp lý và kịp thời.
3. Bảo đảm chất lượng, hiệu quả xét xử.
Theo đó, việc phân công thẩm phán giải quyết vụ án được thực hiện theo những nguyên tắc sau đây:
- Vô tư, khách quan, ngẫu nhiên.
- Công bằng, dân chủ, công khai, hợp lý và kịp thời.
- Bảo đảm chất lượng, hiệu quả xét xử.
Phân công Thẩm phán giải quyết án theo những nguyên tắc nào? Phải căn cứ vào những tiêu chí gì? (hình từ Internet)
Việc phân công Thẩm phán giải quyết án phải căn cứ vào những tiêu chí nào?
Theo Điều 4 Thông tư 01/2022/TT-TANDTC quy định về tiêu chí phân công giải quyết án như sau:
Tiêu chí phân công giải quyết án
Việc phân công Thẩm phán giải quyết án phải căn cứ vào các tiêu chí sau đây:
1. Số lượng, tính chất phức tạp của vụ việc được phân công cho các Thẩm phán giải quyết trong 01 năm tại mỗi Tòa án là tương đương nhau.
2. Phù hợp với chuyên môn, kinh nghiệm xét xử, giải quyết loại vụ việc đó. Đối với vụ việc có người tham gia tố tụng là người chưa thành niên thì phân công Thẩm phán là người đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệm giải quyết các vụ việc liên quan đến người chưa thành niên hoặc có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người chưa thành niên.
3. Phù hợp với vị trí công tác, chức vụ Thẩm phán đang đảm nhiệm.
4. Thẩm phán trong Tổ Thẩm phán chuyên trách; Thẩm phán trong Tòa chuyên trách thuộc lĩnh vực nào sẽ được ưu tiên phân công giải quyết vụ việc thuộc lĩnh vực đó.
5. Thẩm phán giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại Tòa án nhân dân cấp cao, cấp tỉnh, cấp huyện được phân công giải quyết án theo chỉ tiêu do Tòa án nhân dân tối cao quy định. Thẩm phán nữ trong thời gian 03 tháng trước khi nghỉ chế độ thai sản và 03 tháng sau khi hết thời gian nghỉ chế độ thai sản được phân công giải quyết án với chỉ tiêu tối đa bằng 50% so với Thẩm phán khác.
Theo đó, việc phân công Thẩm phán giải quyết án phải căn cứ vào các tiêu chí sau đây:
- Số lượng, tính chất phức tạp của vụ việc được phân công cho các Thẩm phán giải quyết trong 01 năm tại mỗi Tòa án là tương đương nhau.
- Phù hợp với chuyên môn, kinh nghiệm xét xử, giải quyết loại vụ việc đó. Đối với vụ việc có người tham gia tố tụng là người chưa thành niên thì phân công Thẩm phán là người đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệm giải quyết các vụ việc liên quan đến người chưa thành niên hoặc có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người chưa thành niên.
- Phù hợp với vị trí công tác, chức vụ Thẩm phán đang đảm nhiệm.
- Thẩm phán trong Tổ Thẩm phán chuyên trách; Thẩm phán trong Tòa chuyên trách thuộc lĩnh vực nào sẽ được ưu tiên phân công giải quyết vụ việc thuộc lĩnh vực đó.
- Thẩm phán giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại Tòa án nhân dân cấp cao, cấp tỉnh, cấp huyện được phân công giải quyết án theo chỉ tiêu do Tòa án nhân dân tối cao quy định.
Thẩm phán nữ trong thời gian 03 tháng trước khi nghỉ chế độ thai sản và 03 tháng sau khi hết thời gian nghỉ chế độ thai sản được phân công giải quyết án với chỉ tiêu tối đa bằng 50% so với Thẩm phán khác.
Phân công Thẩm phán giải quyết án thông qua những phương thức nào?
Theo Điều 6 Thông tư 01/2022/TT-TANDTC quy định về phương thức phân công giải quyết án như sau:
Phương thức phân công giải quyết án
1. Phương thức phân công giải quyết án gồm phân công giải quyết án chỉ định và phân công giải quyết án ngẫu nhiên.
2. Phương thức phân công giải quyết án chỉ định được áp dụng đối với các vụ việc hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này.
3. Phương thức phân công giải quyết án ngẫu nhiên được áp dụng đối với các vụ việc hướng dẫn tại Điều 9 Thông tư này.
4. Chánh án Tòa án có thể ủy quyền việc phân công giải quyết án cho Phó Chánh án Tòa án thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng nhưng Chánh án Tòa án có trách nhiệm kiểm tra, giám sát và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc phân công giải quyết án tại Tòa án mình.
Theo đó, phương thức phân công Thẩm phán giải quyết án gồm phân công giải quyết án chỉ định và phân công giải quyết án ngẫu nhiên.
- Phương thức phân công giải quyết án chỉ định được áp dụng đối với các vụ việc hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư 01/2022/TT-TANDTC.
- Phương thức phân công giải quyết án ngẫu nhiên được áp dụng đối với các vụ việc hướng dẫn tại Điều 9 Thông tư 01/2022/TT-TANDTC.
Chánh án Tòa án có thể ủy quyền việc phân công giải quyết án cho Phó Chánh án Tòa án thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng nhưng Chánh án Tòa án có trách nhiệm kiểm tra, giám sát và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc phân công giải quyết án tại Tòa án mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?