Phạm vi hoạt động của cơ sở tôn giáo trong khuôn viên nhà thờ? Hoạt động của tổ chức sau khi được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo ra sao?
Cơ sở pháp lý nào quy định về hoạt động của tôn giáo chỉ được phép hoạt động trong khuôn viên nhà thờ?
Căn cứ Điều 19 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo
- Tổ chức có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 18 của Luật này gửi hồ sơ đăng ký hoạt động tôn giáo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này.
- Hồ sơ đăng ký gồm:
+ Văn bản đăng ký nêu rõ tên tổ chức; tên tôn giáo; tôn chỉ, mục đích; nội dung, địa bàn hoạt động; nguồn gốc hình thành, quá trình phát triển ở Việt Nam; họ và tên người đại diện tổ chức; số lượng người tin theo; cơ cấu tổ chức, địa điểm dự kiến đặt trụ sở;
+ Danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người dự kiến lãnh đạo tổ chức;
+ Bản tóm tắt giáo lý, giáo luật, lễ nghi;
+ Quy chế hoạt động của tổ chức;
+ Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở.
- Thẩm quyền cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo:
+ Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo (sau đây gọi là cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh) cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo đối với tổ chức có địa bàn hoạt động ở một tỉnh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp từ chối cấp chứng nhận đăng ký phải nêu rõ lý do;
+ Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo đối với tổ chức có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp từ chối cấp chứng nhận đăng ký phải nêu rõ lý do.
Căn cứ Điều 22 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận tổ chức tôn giáo
- Tổ chức đủ điều kiện theo quy định tại Điều 21 của Luật này gửi hồ sơ đề nghị công nhận tổ chức tôn giáo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này.
- Hồ sơ đề nghị gồm:
+ Văn bản đề nghị nêu rõ tên tổ chức đề nghị công nhận, tên giao dịch quốc tế (nếu có); tên tôn giáo; họ và tên người đại diện tổ chức; số lượng tín đồ, địa bàn hoạt động của tổ chức tại thời điểm đề nghị; cơ cấu tổ chức, trụ sở của tổ chức;
+ Văn bản tóm tắt quá trình hoạt động của tổ chức từ khi được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo;
+ Danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người dự kiến lãnh đạo tổ chức;
+ Bản tóm tắt giáo lý, giáo luật, lễ nghi;
+ Hiến chương của tổ chức;
+ Bản kê khai tài sản hợp pháp của tổ chức;
+ Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở.
- Thẩm quyền công nhận tổ chức tôn giáo:
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận tổ chức tôn giáo đối với tổ chức có địa bàn hoạt động ở một tỉnh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp không công nhận phải nêu rõ lý do;
+ Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương quyết định công nhận tổ chức tôn giáo đối với tổ chức có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp không công nhận phải nêu rõ lý do.
Theo đó quy định trên thì không hạn chế việc sinh hoạt tôn giáo chỉ diễn ra trong nhà thờ; tuy nhiên khi đăng ký sinh hoạt tôn giáo thì cơ sở tôn giáo/ tổ chức tôn giáo phải xác định rõ trụ sở tôn giáo và địa bàn hoạt động của tôn giáo đó.
Phạm vi hoạt động tôn giáo
Hoạt động của tổ chức sau khi được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo ra sao?
Căn cứ Điều 20 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 quy định về hoạt động của tổ chức sau khi được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo như sau:
- Tổ chức sau khi được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo được thực hiện các hoạt động sau đây:
+ Tổ chức các cuộc lễ tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo, giảng đạo, bồi dưỡng giáo lý;
+ Bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc;
+ Sửa chữa, cải tạo trụ sở;
+ Tham gia hoạt động từ thiện, nhân đạo;
+ Tổ chức đại hội thông qua hiến chương.
- Khi thực hiện hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức phải tuân thủ quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan.
Hiến chương của tổ chức tôn giáo quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 23 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 quy định về hiến chương của tổ chức tôn giáo như sau:
Hiến chương của tổ chức tôn giáo có những nội dung cơ bản sau đây:
- Tên của tổ chức;
- Tôn chỉ, mục đích, nguyên tắc hoạt động;
- Địa bàn hoạt động, trụ sở chính;
- Tài chính, tài sản;
- Người đại diện theo pháp luật, mẫu con dấu;
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc;
- Nhiệm vụ, quyền hạn của ban lãnh đạo tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc;
- Điều kiện, tiêu chuẩn, thẩm quyền, cách thức phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển, cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc, nhà tu hành;
- Điều kiện, thẩm quyền, cách thức giải thể tổ chức tôn giáo; thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc;
- Việc tổ chức hội nghị, đại hội; thể thức thông qua quyết định, sửa đổi, bổ sung hiến chương; nguyên tắc, phương thức giải quyết tranh chấp nội bộ của tổ chức;
- Quan hệ giữa tổ chức tôn giáo với tổ chức tôn giáo trực thuộc, giữa tổ chức tôn giáo với tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Như vậy, trên đây là toàn bộ phần thông tin tư vấn về vấn đề trên gửi đến bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?