Ông bà bao che tội phạm là cháu ruột thì có phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm không?
- Ông bà bao che tội phạm là cháu ruột bằng cách dấu tang vật thì có phải là đồng phạm hay không?
- Ông bà bao che tội phạm là cháu ruột thì có phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm không?
- Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm ít nghiêm trọng là bao nhiêu năm? Cơ sở của trách nhiệm hình sự là gì?
Ông bà bao che tội phạm là cháu ruột bằng cách dấu tang vật thì có phải là đồng phạm hay không?
Căn cứ tại Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015 về đồng phạm:
Đồng phạm
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.
Đồng thời, theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Bộ luật Hình sự 2015 che giấu tội phạm:
Che giấu tội phạm
1. Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định.
Đối chiếu với các quy định trên thì có thể hiểu đồng phạm là trường hợp phải có từ 02 người trở lên cùng thực hiện một tội phạm.
Một trong những đặc điểm của đồng phạm là phải biết trước hoặc trực tiếp tham gia thực hiện tội phạm.
Trong khi đó, người thực hiện hành vi che giấu tội phạm thì không biết trước hành vi phạm tội (không hứa hẹn trước) và cũng không thực hiện tội phạm.
Do đó, người không hứa hẹn trước mà che giấu tội phạm thì không phải đồng phạm.
Lưu ý: trong trường hợp nếu biết về việc thực hiện tội phạm mà cố ý thúc đẩy, kích động, tạo điều kiện cho người phạm tội, đồng thời hứa hẹn với người phạm tội sẽ che giấu tội phạm thì người che giấu tội phạm lúc này có thể bị coi là đồng phạm với vai trò người xúi giục hoặc người giúp sức.
Như vậy, đối với trường hợp ông bà bao che tội phạm là cháu ruột bằng cách dấu tang vật thì có thể không được xem là đồng phạm.
Ông bà bao che tội phạm là cháu ruột bằng cách dấu tang vật thì có phải là đồng phạm hay không? (Hình từ Internet)
Ông bà bao che tội phạm là cháu ruột thì có phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 18 Bộ luật Hình sự 2015 che giấu tội phạm:
Che giấu tội phạm
1. Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định.
2. Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.
Như vậy, đối với việc ông bà sau khi biết được cháu ruột mình phạm tội đã có hành vi bao che tội phạm, dấu tang vật của tội phạm thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật Hình sự 2015 (khoản 1 Điều 389 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 137 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017).
Bởi, theo Bộ Tư pháp, qua tổng kết thực tiễn, trong thực tế, việc những người trong gia đình che giấu hành vi phạm tội của người thân mình là điều dễ hiểu.
Điều này là do tâm lý, đạo đức trong mối quan hệ ruột thịt và đây cũng là một phần của đạo lý truyền thống của người Việt Nam, nên trong những trường hợp bình thường, những người thân như cha mẹ, vợ chồng, anh chị em ruột thường che giấu hành vi phạm tội của con, em mình.
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm ít nghiêm trọng là bao nhiêu năm? Cơ sở của trách nhiệm hình sự là gì?
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm ít nghiêm trọng là bao nhiêu năm?
Căn cứ tại Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.
Như vậy, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm ít nghiêm trọng là 05 năm.
Cơ sở của trách nhiệm hình sự là gì?
Theo quy định tại Điều 2 Bộ luật Hình sự 2015 thì cơ sở của trách nhiệm hình sự như sau:
- Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được cấp không đúng quy định thuộc về ai?
- Phế liệu thủy tinh nhập khẩu là gì? Mẫu biên bản kiểm tra chất lượng Phế liệu thủy tinh nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo QCVN?
- Đáp án Kỳ 3 Cuộc thi 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đầy đủ, chi tiết?
- Huân chương sao vàng mới nhất 2025? Mức tiền thưởng Huân chương Sao vàng mới nhất 2025 là bao nhiêu?
- Mẫu giấy phép xây dựng có thời hạn sử dụng cho công trình, nhà ở riêng lẻ là mẫu nào? Tải về?