Link truy cập phần mền quản lý dạy thêm học thêm TP HCM? Mục đích triển khai phần mềm quản lý dạy thêm bởi Sở GD và ĐT TPHCM?
Link truy cập phần mền quản lý dạy thêm học thêm TP HCM?
Ngày 15/4/2025; Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM ban hành Công văn 1875/SGDĐT-VP năm 2025 về triển khai phần mềm quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm.
Theo Mục 1 Công văn 1875/SGDĐT-VP năm 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng phầm mềm quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm và triển khai đến các đơn vị. Tên phần mềm là: Phần mềm quản lý dạy thêm, học thêm.
Địa chỉ truy cập phần mềm: https://dtht.hcm.edu.vn
Đây là giao diện Phần mềm quản lý dạy thêm học thêm khi truy cập theo đường link trên.
Các chức năng chính của Phần mềm bao gồm:
- Quản lý thông tin về cơ sở dạy thêm, giáo viên, học sinh, lớp học, học phí,...
- Thống kê, báo cáo về hoạt động dạy thêm, học thêm.
- Hỗ trợ công tác kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm.
- Cung cấp, công khai các thông tin theo qui định của cơ sở dạy thêm.
Link truy cập phần mền quản lý dạy thêm? Mục đích triển khai phần mềm quản lý dạy thêm bởi Sở GD và ĐT TPHCM? (Hình từ Internet)
Mục đích triển khai phần mềm quản lý dạy thêm bởi Sở GD và ĐT TPHCM?
Căn cứ theo Mục 2 Công văn 1875/SGDĐT-VP năm 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh nêu rõ mục đích khi triển khai Phần mềm quản lý dạy thêm học thêm như sau:
- Thống nhất quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn Thành phố.
- Nâng cao tính minh bạch, công khai trong hoạt động dạy thêm, học thêm.
- Hỗ trợ công tác quản lý, theo dõi, thống kê, báo cáo về hoạt động dạy thêm, học thêm.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh và phụ huynh tiếp cận thông tin về các hoạt động dạy thêm, học thêm.
Theo đó, việc triển khai Phần mềm quản lý dạy thêm học thêm nhằm mục đích nêu trên.
Nguyên tắc khi dạy thêm học thêm là gì theo quy định pháp luật?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định nguyên tắc dạy thêm học thêm như sau:
- Dạy thêm, học thêm chỉ được tổ chức khi học sinh, học viên (sau đây gọi chung là học sinh) có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được cha mẹ hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) đồng ý. Nhà trường, tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc học sinh học thêm.
- Nội dung dạy thêm, học thêm không trái với quy định của pháp luật Việt Nam, không mang định kiến về sắc tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, địa vị xã hội. Không cắt giảm nội dung dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường để đưa vào dạy thêm.
- Việc dạy thêm, học thêm phải góp phần phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; không làm ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện chương trình giáo dục của nhà trường và việc thực hiện chương trình môn học của giáo viên.
- Thời lượng, thời gian, địa điểm và hình thức tổ chức dạy thêm, học thêm phải phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi, bảo đảm sức khoẻ của học sinh; tuân thủ quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, giờ làm thêm và các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ tại khu vực có lớp dạy thêm, học thêm.
Dạy thêm trong nhà trường được quy định thế nào?
Theo Điều 5 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm trong nhà trường như sau:
(1) Việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường không được thu tiền của học sinh và chỉ dành cho các đối tượng học sinh đăng kí học thêm theo từng môn học như sau:
- Học sinh có kết quả học tập môn học cuối học kì liền kề ở mức chưa đạt;
- Học sinh được nhà trường lựa chọn để bồi dưỡng học sinh giỏi;
- Học sinh lớp cuối cấp tự nguyện đăng kí ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
(2) Nhà trường tổ chức cho học sinh thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này viết đơn đăng kí học thêm theo từng môn học ở từng khối lớp (theo Mẫu số 01 tại Phụ lục kèm theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT).
(3) Căn cứ vào số học sinh đăng kí, nhà trường xây dựng kế hoạch tổ chức dạy thêm đối với từng môn học ở từng khối lớp.
(4) Việc xếp lớp, xếp thời khóa biểu và tổ chức dạy thêm, học thêm phải bảo đảm yêu cầu sau:
- Lớp dạy thêm được xếp theo môn học đối với từng khối lớp; mỗi lớp có không quá 45 (bốn mươi lăm) học sinh;
- Không xếp giờ dạy thêm xen kẽ với thời khóa biểu và không dạy thêm trước các nội dung so với việc dạy học theo phân phối chương trình môn học trong kế hoạch giáo dục của nhà trường;
- Mỗi môn học được tổ chức dạy thêm không quá 02 (hai) tiết/tuần.
(5) Kế hoạch tổ chức dạy thêm, học thêm được công khai trên trang thông tin điện tử của nhà trường hoặc niêm yết tại nhà trường.
Như vậy, việc dạy thêm trong nhà trường tuân theo các quy định nêu trên.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Link truy cập phần mền quản lý dạy thêm học thêm TP HCM? Mục đích triển khai phần mềm quản lý dạy thêm bởi Sở GD và ĐT TPHCM?
- Không để công tác sắp xếp, tinh gọn bộ máy ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng giáo viên mầm non, phổ thông theo Công văn 1627?
- Xe ô tô vận tải người nội bộ có được chở người trên mui xe không? Xe ô tô vận tải người nội bộ chở người trên mui xe bị phạt bao nhiêu tiền?
- Báo văn hóa là cơ quan trực thuộc Bộ nào? Báo văn hóa có nhiệm vụ và quyền hạn gì theo Quyết định 492?
- Trình tự thực hiện thủ tục tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc năm 2025 cấp trung ương ra sao?