Ở Hà Nội, người dân có thể đến chùa nào để chiêm bái xá lợi Phật? Tổ chức Đại lễ Phật Đản phải tuân thủ những nguyên tắc gì?
Ở Hà Nội, người dân có thể đến chùa nào để chiêm bái xá lợi Phật? Đại lễ Phật Đản khi nào kết thúc?
Ở Hà Nội, người dân có thể đến chùa nào để chiêm bái xá lợi Phật?
Theo thông tin từ ban tổ chức Đại lễ Phật đản Vesak 2025, lễ cung rước và tôn trí xá lợi Phật (bảo vật quốc gia Ấn Độ) về chùa Quán Sứ từ ngày 13 đến 16/5.
Dự kiến 15h ngày 13/5, xá lợi Phật sẽ được cung rước từ sân bay quốc tế Nội Bài, rồi đi qua các tuyến đường chính tại thủ đô Hà Nội như: cầu Nhật Tân, Võ Chí Công, Đào Tấn, Trần Nhân Tông, Lê Duẩn, Kim Mã, Trần Bình Trọng, Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô và an vị tại chùa Quán Sứ.
Xá lợi Phật sẽ được tôn trí tại tầng 1 hội trường chùa Quán Sứ để tăng ni, Phật tử và người dân đến chiêm bái.
Thời gian chiêm bái từ 7h đến 21h30 các ngày 14, 15, 16 tháng 5 năm 2025.
Như vậy, tại Hà Nội người dân có thể đến chùa Quán Sứ các ngày 14, 15, 16 tháng 5 để chiêm bái xá lợi Phật.
Đại lễ Phật Đản khi nào kết thúc?
Tại Việt Nam Đại lễ Phật Đản được tổ chức từ ngày 8 4 - 15 4 (Âm lịch), lễ chính vào ngày 15 4 Âm lịch.
Cụ thể, Lễ Phật Đản năm 2025 (ngày chính) sẽ rơi vào ngày 12 5 năm 2025 Dương lịch (nhằm ngày 15 4 2025 Âm lịch).
Như vậy, Đại lễ Phật Đản sẽ diễn ra đến hết ngày 12 5 2025 Dương lịch nhằm 15 4 2025 Âm lịch.
*Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo
Ở Hà Nội, người dân có thể đến chùa nào để chiêm bái xá lợi Phật? Tổ chức Đại lễ Phật Đản phải tuân thủ những nguyên tắc gì? (Hình từ Internet)
Văn khấn khi chiêm bái Xá lợi Phật? Tổ chức Đại lễ Phật Đản phải tuân thủ những nguyên tắc gì?
Tham khảo văn khấn khi chiêm bái Xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni dưới đây:
Xem đầy đủ: TẢI VỀ
*Nội dung văn khấn khi chiêm bái Xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni chỉ mang tính chất tham khảo
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 110/2018/NĐ-CP thì khi tổ chức Đại lễ Phật Đản phải tuân thủ những nguyên tắc sau đây:
- Việc tổ chức lễ hội nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh công lao các bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, những người có nhiều đóng góp trong quá trình hình thành, phát triển đất nước; tuyên truyền giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích, truyền thống tốt đẹp của lễ hội.
- Lễ hội phải được tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả; phù hợp với quy mô, nội dung của lễ hội; tổ chức lễ hội truyền thống theo đúng bản chất, ý nghĩa lịch sử văn hóa; giảm tần suất, thời gian tổ chức lễ hội văn hóa.
- Nghi lễ của lễ hội phải trang nghiêm, bảo đảm truyền thống; không thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam.
- Giáo dục, định hướng con người hình thành các hành vi, thái độ, nhận thức cao đẹp; loại bỏ xu hướng chạy theo lợi ích vật chất, lòng tham và các lợi ích cá nhân.
- Phải thực hiện các biện pháp bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
- Không lợi dụng việc tổ chức lễ hội nhằm mục đích trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm; không ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.
- Hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.Ư
Những điều cấm đối với người tham gia hoạt động chiêm bái xá lợi Phật?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 khi tham gia hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau:
- Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
- Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
- Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
- Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
+) Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;
+) Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
+) Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
+) Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
- Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.
Theo đó, khi tham gia hoạt động chiêm bái xá lợi Phật, người dân không được thực hiện các điều cấm trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo như quy định nêu trên.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Môn Ngữ Văn: Nghị luận xã hội về đức tính khiêm tốn lớp 9? Mục tiêu chương trình môn Ngữ Văn cấp trung học cơ sở?
- Thời gian và địa điểm công bố kết quả và trao giải Hội thi Hoa lan tại Festival Hoa Lan TPHCM lần 3?
- 10 mẫu giấy phép và văn bản trong cấp phép hoạt động điện lực? Các hành vi bị nghiêm cấm trong việc sử dụng điện?
- Mẫu viết bài văn nghị luận về hút thuốc lá? Yêu cầu cẩn đạt của kỹ năng thực hành viết văn nghị luận học sinh lớp 9 là gì?
- Đào tạo bồi dưỡng 10 000 giám đốc điều hành phát triển kinh tế tư nhân theo Nghị quyết 68-NQ/TW năm 2025 ra sao?