Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp về chủ thể quyền tác giả đối với tác phẩm sân khấu trong thời hạn nào?
Những loại hình tác phẩm sân khấu nào được bảo hộ quyền tác giả?
Theo khoản 5 Điều 6 Nghị định 17/2023/NĐ-CP có giải thích tác phẩm sân khấu là tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật biểu diễn, bao gồm:
- Chèo;
- Tuồng;
- Cải lương;
- Múa;
- Múa rối;
- Múa đương đại;
- Ba lê;
- Kịch nói;
- Opera;
- Kịch dân ca;
- Kịch hình thể;
- Nhạc kịch;
- Xiếc;
- Tấu hài;
- Tạp kỹ;
- Các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác.
Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp về chủ thể quyền tác giả đối với tác phẩm sân khấu trong thời hạn nào? (hình từ internet)
Tranh chấp liên quan đến tác phẩm sân khấu thường xảy ra giữa những chủ thể nào?
Các tranh chấp về quyền tác giả được quy định tại Điều 62 Nghị định 17/2023/NĐ-CP như sau:
Các tranh chấp về quyền tác giả
1. Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, tác phẩm phái sinh.
2. Tranh chấp giữa các đồng tác giả về phân chia quyền đồng tác giả.
3. Tranh chấp giữa các đồng chủ sở hữu quyền tác giả đối với việc phân chia quyền của các đồng chủ sở hữu khi khai thác, sử dụng, chuyển nhượng một, một số hoặc toàn bộ các quyền tác giả.
4. Tranh chấp giữa cá nhân và tổ chức về chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm.
5. Tranh chấp giữa chủ sở hữu quyền tác giả với tác giả về tiền bản quyền trả cho tác giả sáng tạo tác phẩm trên cơ sở nhiệm vụ được giao hoặc hợp đồng sáng tạo.
6. Tranh chấp về thực hiện quyền nhân thân hoặc quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; đồng tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả.
7. Tranh chấp về quyền tác giả đối với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu giữa người cung cấp tài chính và các điều kiện vật chất có tính chất quyết định cho việc xây dựng, phát triển chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu với người thiết kế, xây dựng chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
8. Tranh chấp về quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu giữa người đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật để sản xuất tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu với người tham gia sáng tạo và người sản xuất ra tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu hoặc tranh chấp giữa họ với nhau về tiền bản quyền và các quyền lợi vật chất khác.
...
Theo đó, tranh chấp về quyền tác giả đối với tác phẩm sân khấu giữa người đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật để sản xuất tác phẩm sân khấu, với người tham gia sáng tạo và người sản xuất ra tác phẩm sân khấu hoặc tranh chấp giữa họ với nhau về tiền bản quyền và các quyền lợi vật chất khác.
Nếu có tranh chấp về chủ thể quyền tác giả đối với tác phẩm sân khấu thì nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp trong thời gian nào?
Nộp đơn và giải quyết đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan được quy định tại Điều 80 Nghị định 17/2023/NĐ-CP như sau:
Nộp đơn và giải quyết đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan
1. Đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan được nộp cho cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quy định tại Điều 200 của Luật Sở hữu trí tuệ (sau đây gọi là cơ quan xử lý hành vi xâm phạm).
2. Khi nhận được đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm, nếu thấy yêu cầu xử lý thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan khác thì cơ quan nhận đơn hướng dẫn để người nộp đơn thực hiện việc nộp đơn tại cơ quan có thẩm quyền hoặc chuyển đơn cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đơn.
3. Trong trường hợp đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan chưa đủ tài liệu, chứng cứ, hiện vật cần thiết, thì cơ quan xử lý hành vi xâm phạm yêu cầu người nộp đơn bổ sung tài liệu, chứng cứ, hiện vật cần thiết và ấn định thời hạn hợp lý nhưng không quá 30 ngày để người yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm bổ sung tài liệu, chứng cứ, hiện vật cần thiết.
4. Trong các trường hợp sau đây, cơ quan xử lý hành vi xâm phạm từ chối yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm, có nêu rõ lý do từ chối:
a) Hết thời hạn ấn định quy định tại khoản 3 Điều này mà người yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm không đáp ứng yêu cầu của cơ quan xử lý hành vi xâm phạm về việc bổ sung tài liệu, chứng cứ, hiện vật cần thiết có liên quan;
b) Hết thời hiệu xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định pháp luật;
c) Kết quả xác minh của cơ quan xử lý hành vi xâm phạm hoặc cơ quan công an cho thấy không có hành vi xâm phạm như mô tả trong đơn yêu cầu;
d) Có văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc không đủ căn cứ xử lý hành vi xâm phạm.
5. Trong trường hợp có tranh chấp, khiếu nại về chủ thể quyền, đối tượng được bảo hộ, phạm vi bảo hộ, thời hạn bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan, cơ quan đã nhận đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan hướng dẫn người nộp đơn tiến hành thủ tục yêu cầu giải quyết tranh chấp, khiếu nại tại cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày phát sinh tranh chấp.
Như vậy, nếu có tranh chấp về chủ thể quyền tác giả đối với tác phẩm sân khấu thì nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp trong vòng 10 ngày kể từ ngày phát sinh tranh chấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày đầu tiên tháng 12 là ngày lễ gì? Ngày 1 tháng 12 có phải ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS?
- http matsanghochay moet gov vn vào thi cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 thế nào?
- Bản nhận xét Đảng viên dự bị là công chức viên chức mới nhất? Đảng viên dự bị là công chức viên chức có các nhiệm vụ gì?
- 20 Phụ lục kèm theo Thông tư 06 và Thông tư 07 hướng dẫn hoạt động đấu thầu mới nhất? Tải về trọn bộ phụ lục ở đâu?
- Mẫu đơn khởi kiện đòi lại nhà ở mới nhất là mẫu nào? Hướng dẫn cách viết mẫu đơn khởi kiện đòi lại nhà ở?