Hệ sinh thái rừng được hiểu như thế nào? Quy trình kỹ thuật kiểm kê và quan trắc hệ sinh thái rừng được quy định ra sao?
Hệ sinh thái rừng được hiểu như thế nào?
Hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể về khái niệm "hệ sinh thái rừng".
Tuy nhiên căn cứ vào khoản 9 Điều 2 Luật Đa dạng sinh học 2008 có quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
9. Hệ sinh thái là quần xã sinh vật và các yếu tố phi sinh vật của một khu vực địa lý nhất định, có tác động qua lại và trao đổi vật chất với nhau.
...
Đồng thời, tại khoản 3 Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017 cũng có quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
3. Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên.
...
Như vậy, ta có thể hiểu hệ sinh thái rừng là một hệ sinh thái đặc trưng bao gồm các loài sinh vật (thực vật, động vật, nấm, vi sinh vật) và các yếu tố phi sinh vật (đất rừng, nước, khí hậu, ánh sáng...) trong một khu vực địa lý nhất định. Các thành phần này có sự tác động qua lại và trao đổi vật chất với nhau, tạo thành một hệ thống liên kết chặt chẽ, giúp duy trì sự sống và cân bằng sinh thái trong rừng.
Hệ sinh thái rừng được hiểu như thế nào? (Hình từ internet)
Quy trình kỹ thuật kiểm kê hệ sinh thái rừng được quy định ra sao?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 53/2024/TT-BTNMT có quy định:
Quy trình kỹ thuật kiểm kê hệ sinh thái rừng
1. Các chỉ tiêu cần kiểm kê:
a) Diện tích rừng tự nhiên: tổng diện tích rừng tự nhiên trong từng khu bảo tồn thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học và khu vực đa dạng sinh học cao;
b) Diện tích rừng ngập mặn: tổng diện tích rừng ngập mặn trong từng khu bảo tồn thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học và khu vực đa dạng sinh học cao.
2. Quy trình kỹ thuật kiểm kê:
a) Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến chỉ tiêu kiểm kê tính từ thời điểm kiểm kê trở về trước để làm số liệu nền của chỉ tiêu kiểm kê hệ sinh thái rừng;
b) Tổ chức hoạt động điều tra thực địa được triển khai theo quy trình điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp;
c) Đánh giá, đối chiếu, so sánh giữa số liệu nền với số liệu thực tế đo đạc trên thực địa và làm rõ lý do sai lệch (nếu có);
d) Xây dựng bản đồ hiện trạng các hệ sinh thái rừng tự nhiên, rừng ngập mặn trong từng khu bảo tồn thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học và khu vực đa dạng sinh học cao đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ (nếu có);
đ) Ghi số liệu, kết quả tổng hợp vào biểu mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;
e) Cập nhật dữ liệu vào cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia và gửi kết quả kiểm kê về Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì Quy trình kỹ thuật kiểm kê hệ sinh thái rừng được quy định như sau:
Đối với các chỉ tiêu cần kiểm kê:
- Diện tích rừng tự nhiên: tổng diện tích rừng tự nhiên trong từng khu bảo tồn thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học và khu vực đa dạng sinh học cao
- Diện tích rừng ngập mặn: tổng diện tích rừng ngập mặn trong từng khu bảo tồn thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học và khu vực đa dạng sinh học cao.
Đối với quy trình kỹ thuật kiểm kê:
- Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến chỉ tiêu kiểm kê tính từ thời điểm kiểm kê trở về trước để làm số liệu nền của chỉ tiêu kiểm kê hệ sinh thái rừng
- Tổ chức hoạt động điều tra thực địa được triển khai theo quy trình điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp
- Đánh giá, đối chiếu, so sánh giữa số liệu nền với số liệu thực tế đo đạc trên thực địa và làm rõ lý do sai lệch (nếu có)
- Xây dựng bản đồ hiện trạng các hệ sinh thái rừng tự nhiên, rừng ngập mặn trong từng khu bảo tồn thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học và khu vực đa dạng sinh học cao đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ (nếu có)
- Ghi số liệu, kết quả tổng hợp vào biểu mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 53/2024/TT-BTNMT
- Cập nhật dữ liệu vào cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia và gửi kết quả kiểm kê về Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Quy trình kỹ thuật quan trắc hệ sinh thái rừng cần phải đảm bảo những gì?
Như vậy căn cứ theo Điều 10 Thông tư 53/2024/TT-BTNMT có quy định rằng:
Quy trình kỹ thuật quan trắc hệ sinh thái rừng
1. Các chỉ thị cần quan trắc:
a) Diện tích rừng: tổng diện tích rừng trong từng khu bảo tồn thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học và khu vực đa dạng sinh học cao;
b) Tỷ lệ che phủ rừng: tỷ lệ phần trăm giữa diện tích rừng so với tổng diện tích đất tự nhiên trên phạm vi của khu bảo tồn thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học và khu vực đa dạng sinh học cao.
2. Quy trình kỹ thuật quan trắc:
a) Tổ chức hoạt động điều tra thực địa được thực hiện theo quy trình điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp;
b) Xây dựng bản đồ hiện trạng rừng trong từng khu bảo tồn thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học và khu vực đa dạng sinh học cao đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ (nếu có);
c) Ghi số liệu, kết quả tổng hợp vào biểu mẫu tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Cập nhật dữ liệu vào cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia và gửi kết quả quan trắc về Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Như vậy, quy trình kỹ thuật quan trắc hệ sinh thái rừng cần phải đảm bảo những vấn đề sau:
- Các chỉ thị cần quan trắc:
+ Diện tích rừng: tổng diện tích rừng trong từng khu bảo tồn thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học và khu vực đa dạng sinh học cao;
+ Tỷ lệ che phủ rừng: tỷ lệ phần trăm giữa diện tích rừng so với tổng diện tích đất tự nhiên trên phạm vi của khu bảo tồn thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học và khu vực đa dạng sinh học cao.
- Quy trình kỹ thuật quan trắc:
- Tổ chức hoạt động điều tra thực địa được thực hiện theo quy trình điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp;
- Xây dựng bản đồ hiện trạng rừng trong từng khu bảo tồn thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học và khu vực đa dạng sinh học cao đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ (nếu có);
- Ghi số liệu, kết quả tổng hợp vào biểu mẫu tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư 53/2024/TT-BTNMT
- Cập nhật dữ liệu vào cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia và gửi kết quả quan trắc về Bộ Tài nguyên và Môi trường.


Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cấp điện áp là gì? Các cấp điện áp ở Việt Nam? Quy mô cấp điện áp lưới điện thuộc quy hoạch phát triển điện lực được xác định thế nào?
- Hồ sơ đề nghị chấp thuận chuyển đổi hình thức pháp lý của tổ chức tín dụng gồm những gì theo Thông tư 62?
- Đơn vị phụ thuộc có thể tự quyết định các hoạt động kinh doanh không? Đơn vị phụ thuộc có con dấu riêng không?
- Dự án điện năng lượng mới được sản xuất từ năng lượng amoniac xanh có được miễn giảm tiền thuê đất không?
- Quy định về hình thức đánh giá học sinh trung học phổ thông thế nào? Nhiệm vụ của học sinh trung học là gì?