Nồng độ tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi thải ra nguồn nước tiếp nhận nước thải được tính toán thế nào?
- Nguồn nước tiếp nhận nước thải sinh hoạt là gì?
- Nồng độ tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi thải ra nguồn nước tiếp nhận nước thải được tính toán thế nào?
- Cách xác định các giá trị C và giá trị hệ số K làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt?
Nguồn nước tiếp nhận nước thải sinh hoạt là gì?
Theo tiểu mục 1.3 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 14:2008/BTNMT giải thích về nước thải sinh hoạt như sau:
1. QUY ĐỊNH CHUNG
...
1.3. Giải thích thuật ngữ
Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Nước thải sinh hoạt là nước thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của con người như ăn uống, tắm giặt, vệ sinh cá nhân.
1.3.2. Nguồn nước tiếp nhận nước thải là nguồn nước mặt hoặc vùng nước biển ven bờ, có mục đích sử dụng xác định, nơi mà nước thải sinh hoạt thải vào.
Theo quy định trên thì nước thải sinh hoạt được hiều là nước thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của con người như ăn uống, tắm giặt, vệ sinh cá nhân.
Nguồn nước tiếp nhận nước thải sinh hoạt là nguồn nước mặt hoặc vùng nước biển ven bờ, có mục đích sử dụng xác định, nơi mà nước thải sinh hoạt thải vào.
Nguồn nước tiếp nhận nước thải sinh hoạt (Hình từ Internet)
Nồng độ tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi thải ra nguồn nước tiếp nhận nước thải được tính toán thế nào?
Theo tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 14:2008/BTNMT quy định về giá trị tối đa cho phép các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt như sau:
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Giá trị tối đa cho phép các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi thải ra nguồn nước tiếp nhận nước thải không vượt quá giá trị Cmax được tính toán như sau:
Cmax = C x K
Trong đó:
Cmax là nồng độ tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi thải ra nguồn nước tiếp nhận, tính bằng miligam trên lít nước thải (mg/l);
C là giá trị nồng độ của thông số ô nhiễm quy định tại Bảng 1 mục 2.2.
K là hệ số tính tới quy mô, loại hình cơ sở dịch vụ, cơ sở công cộng và chung cư quy định tại mục 2.3.
Không áp dụng công thức tính nồng độ tối đa cho phép trong nước thải cho thông số pH và tổng coliforms.
...
Theo đó, nồng độ tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi thải ra nguồn nước tiếp nhận nước thải không vượt quá giá trị Cmax được tính toán như sau:
Cmax = C x K
Trong đó:
- Cmax là nồng độ tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi thải ra nguồn nước tiếp nhận, tính bằng miligam trên lít nước thải (mg/l);
- C là giá trị nồng độ của thông số ô nhiễm quy định tại Bảng 1 mục 2.2.
- K là hệ số tính tới quy mô, loại hình cơ sở dịch vụ, cơ sở công cộng và chung cư quy định tại mục 2.3.
Lưu ý: Không áp dụng công thức tính nồng độ tối đa cho phép trong nước thải cho thông số pH và tổng coliforms.
Cách xác định các giá trị C và giá trị hệ số K làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt?
Theo tiểu mục 2.2 và tiểu mục 2.3 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 14:2008/BTNMT quy định cách xác định các giá trị C và giá trị hệ số K làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt như sau:
(1) Giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt
Giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép Cmax trong nước thải sinh hoạt khi thải ra các nguồn nước tiếp nhận nước thải được quy định tại Bảng 1.
Trong đó:
- Cột A quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt khi thải vào các nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (có chất lượng nước tương đương cột A1 và A2 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt).
- Cột B quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt khi thải vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (có chất lượng nước tương đương cột B1 và B2 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt hoặc vùng nước biển ven bờ).
(2) Giá trị hệ số K
Tùy theo loại hình, quy mô và diện tích sử dụng của cơ sở dịch vụ, cơ sở công cộng, khu chung cư và khu dân cư, doanh nghiệp, giá trị hệ số K được áp dụng theo Bảng 2
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?
- Thành viên tạo lập thị trường là gì? Thành viên tạo lập thị trường được đồng thời thực hiện các giao dịch nào?
- Người đại diện của người bệnh thành niên có phải là thân nhân của người bệnh không? Có được lựa chọn người đại diện cho mình không?
- Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ hoạt động trong những lĩnh vực nào thì được giảm thuế TNDN?
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?