Nội dung thẩm tra dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật tại Văn phòng Chính phủ bao gồm những gì?
- Nội dung thẩm tra dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật tại Văn phòng Chính phủ bao gồm những gì?
- Việc thẩm tra đối với dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện theo phương thức nào?
- Ai là người chịu trách nhiệm trước Chính phủ về toàn bộ công tác thẩm tra dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật?
Nội dung thẩm tra dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật tại Văn phòng Chính phủ bao gồm những gì?
Căn cứ Điều 4 Quy chế thẩm tra dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật tại Văn phòng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 761/QĐ-VPCP năm 2014 quy định về nội dung thẩm tra như sau:
Nội dung thẩm tra
Đơn vị chủ trì thẩm tra tiến hành thẩm tra tập trung vào những vấn đề chủ yếu sau đây:
1. Sự phù hợp và nhất quán của nội dung dự án, dự thảo với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; với quan điểm, ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; với thực tiễn đời sống xã hội.
2. Việc tuân thủ các quy định của pháp luật về thẩm quyền, trình tự, thủ tục soạn thảo và trình dự án, dự thảo; về tính hợp pháp và đầy đủ của hồ sơ dự án, dự thảo trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
3. Sự cần thiết, mục tiêu, tư tưởng chính sách và nội dung cơ bản của dự án, dự thảo; những vấn đề còn ý kiến khác nhau;
4. Tính đồng bộ, thống nhất của dự án, dự thảo với hệ thống pháp luật;
5. Dự báo ảnh hưởng tác động về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của nội dung dự án, dự thảo;
6. Việc tuân thủ các yêu cầu về kỹ thuật lập pháp, lập quy; các quy định về thể thức trình bày văn bản.
Như vậy, theo quy định, nội dung thẩm tra dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật tại Văn phòng Chính phủ bao gồm:
(1) Sự phù hợp và nhất quán của nội dung dự án, dự thảo với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; với quan điểm, ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; với thực tiễn đời sống xã hội.
(2) Việc tuân thủ các quy định của pháp luật về thẩm quyền, trình tự, thủ tục soạn thảo và trình dự án, dự thảo; về tính hợp pháp và đầy đủ của hồ sơ dự án, dự thảo trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
(3) Sự cần thiết, mục tiêu, tư tưởng chính sách và nội dung cơ bản của dự án, dự thảo; những vấn đề còn ý kiến khác nhau;
(4) Tính đồng bộ, thống nhất của dự án, dự thảo với hệ thống pháp luật;
(5) Dự báo ảnh hưởng tác động về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của nội dung dự án, dự thảo;
(6) Việc tuân thủ các yêu cầu về kỹ thuật lập pháp, lập quy; các quy định về thể thức trình bày văn bản.
Nội dung thẩm tra dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật tại Văn phòng Chính phủ bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Việc thẩm tra đối với dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện theo phương thức nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Quy chế thẩm tra dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật tại Văn phòng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 761/QĐ-VPCP năm 2014 quy định về phương thức thẩm tra như sau:
Phương thức thẩm tra
1. Đơn vị chủ trì thẩm tra phải phân công trách nhiệm cụ thể trong việc thẩm tra đối với dự án, dự thảo theo phương thức sau đây:
a) Một dự án, dự thảo được giao cho một chuyên viên chủ trì, phối hợp với các chuyên viên khác trong đơn vị để tiến hành thẩm tra;
b) Trong trường hợp dự án, dự thảo có nội dung phức tạp, Trưởng đơn vị chủ trì thẩm tra có thể thành lập nhóm chuyên viên để tiến hành thẩm tra.
2. Đơn vị chủ trì thẩm tra phải gửi hồ sơ dự án, dự thảo đến đơn vị có liên quan để lấy ý kiến phối hợp thẩm tra về những vấn đề có liên quan thuộc nội dung của dự án, dự thảo.
3. Trong trường hợp cần thiết, đơn vị chủ trì thẩm tra gửi hồ sơ dự án, dự thảo xin ý kiến lãnh đạo Văn phòng Chính phủ phụ trách lĩnh vực có liên quan. Nội dung xin ý kiến phải nêu rõ những vấn đề xin ý kiến, quan điểm của đơn vị chủ trì thẩm tra, ý kiến của các đơn vị phối hợp thẩm tra.
Trong thời hạn hai ngày làm việc, lãnh đạo Văn phòng Chính phủ có ý kiến về dự án, dự thảo, gửi lại đơn vị chủ trì thẩm tra.
Như vậy, theo quy định, đơn vị chủ trì thẩm tra phải phân công trách nhiệm cụ thể trong việc thẩm tra đối với dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo phương thức sau đây:
(1) Một dự án, dự thảo được giao cho một chuyên viên chủ trì, phối hợp với các chuyên viên khác trong đơn vị để tiến hành thẩm tra;
(2) Trong trường hợp dự án, dự thảo có nội dung phức tạp, Trưởng đơn vị chủ trì thẩm tra có thể thành lập nhóm chuyên viên để tiến hành thẩm tra.
Ai là người chịu trách nhiệm trước Chính phủ về toàn bộ công tác thẩm tra dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Quy chế thẩm tra dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật tại Văn phòng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 761/QĐ-VPCP năm 2014 quy định về phân công phụ trách trong lãnh đạo Văn phòng Chính phủ như sau:
Phân công phụ trách trong lãnh đạo Văn phòng Chính phủ
1. Bộ trưởng, Chủ nhiệm phụ trách chung và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về toàn bộ công tác thẩm tra, về nội dung thẩm tra của Văn phòng Chính phủ đối với dự án, dự thảo.
2. Các Phó Chủ nhiệm giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm trực tiếp chỉ đạo công tác thẩm tra dự án, dự thảo thuộc lĩnh vực được phân công và có trách nhiệm sau đây:
a) Chỉ đạo việc chuẩn bị ý kiến thẩm tra các dự án, dự thảo thuộc lĩnh vực công tác được phân công;
b) Quyết định việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ hoạt động thẩm tra quy định tại Điều 20 của Quy chế này;
c) Chủ trì cuộc họp với lãnh đạo hoặc đại diện lãnh đạo các bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan để xử lý những vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án, dự thảo;
...
Như vậy, theo quy định, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ là người chịu trách nhiệm trước Chính phủ về toàn bộ công tác thẩm tra dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Văn phòng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?
- Hướng dẫn 01 thẩm tra lý lịch đảng viên? Hướng dẫn thẩm tra lý lịch đảng viên mới nhất quy định những gì?
- Viết đoạn văn kể về một hoạt động ngoài trời mà em được chứng kiến hoặc tham gia lớp 3 chọn lọc?
- 5+ mẫu thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 online đẹp, chuyên nghiệp? Tạo thiệp thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 thế nào?