Nội dung, thẩm định để xét duyệt quyết toán ngân sách nhà nước được thực hiện như thế nào? Khi xét duyệt quyết toán, cơ quan nào được xét duyệt và có những quyền hạn gì?
Nội dung để xét duyệt quyết toán ngân sách nhà nước gồm những nội dung gì?
Theo khoản 1 Điều 66 Luật Ngân sách nhà nước 2015 quy định về việc xét duyệt quyết toán năm được thực hiện theo các nội dung sau:
- Xét duyệt từng khoản thu, chi phát sinh tại đơn vị;
- Các khoản thu phải theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và các chế độ thu khác của Nhà nước;
- Các khoản chi phải bảo đảm các điều kiện chi quy định tại khoản 2 Điều 12 của Luật này;
- Các khoản thu, chi phải hạch toán theo đúng chế độ kế toán nhà nước, đúng mục lục ngân sách nhà nước, đúng niên độ ngân sách;
- Các chứng từ thu, chi phải hợp pháp, số liệu trong sổ kế toán và báo cáo quyết toán phải khớp với chứng từ và khớp với số liệu của Kho bạc Nhà nước.
Quyết toán ngân sách nhà nước
Khi xét duyệt quyết toán, cơ quan nào được xét duyệt và có những quyền hạn gì?
Theo khoản 2, khoản 3 Điều 66 Luật Ngân sách nhà nước 2015 quy định như sau:
- Cơ quan xét duyệt quyết toán năm:
+ Đơn vị dự toán cấp trên xét duyệt quyết toán của đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc theo quy định;
+ Trường hợp đơn vị dự toán cấp I đồng thời là đơn vị sử dụng ngân sách thì cơ quan tài chính cùng cấp duyệt quyết toán ngân sách theo quy định đối với đơn vị dự toán cấp I cùng cấp;
- Khi xét duyệt quyết toán, cơ quan xét duyệt có quyền:
+ Đề nghị Kiểm toán nhà nước hoặc thuê đơn vị kiểm toán độc lập theo quy định của pháp luật kiểm toán các báo cáo quyết toán của các dự án, chương trình mục tiêu có quy mô lớn để có thêm căn cứ cho việc xét duyệt;
+ Yêu cầu đơn vị giải trình hoặc cung cấp thông tin, số liệu cần thiết để thực hiện việc xét duyệt quyết toán;
+ Yêu cầu đơn vị nộp ngay các khoản phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định và xuất toán các khoản chi sai chế độ, chi không đúng dự toán được duyệt; xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với thủ trưởng đơn vị chi sai chế độ, gây thất thoát ngân sách nhà nước;
+ Điều chỉnh những sai sót hoặc yêu cầu đơn vị cấp dưới lập lại báo cáo quyết toán nếu thấy cần thiết.
Thẩm định để xét duyệt quyết toán ngân sách nhà nước được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 67 Luật Ngân sách nhà nước 2015, thẩm định quyết toán ngân sách nhà nước được quy định như sau:
- Cơ quan thẩm định quyết toán:
+ Cơ quan tài chính các cấp thẩm định quyết toán năm của các đơn vị dự toán cấp I thuộc ngân sách cấp mình, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 66 của Luật này
+ Cơ quan tài chính cấp tỉnh, cấp huyện thẩm định quyết toán năm của ngân sách cấp dưới
+ Đối với quyết toán ngân sách năm của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ Tài chính không thẩm định
- Cơ quan tài chính các cấp thẩm định quyết toán năm của các đơn vị dự toán cấp I thuộc ngân sách cấp mình theo các nội dung sau:
+ Kiểm tra tính đầy đủ và khớp đúng giữa các số liệu quyết toán theo quy định; bảo đảm khớp đúng giữa số liệu quyết toán của đơn vị dự toán cấp I với các thông báo duyệt quyết toán của cơ quan, đơn vị trực thuộc và xác nhận số liệu của Kho bạc Nhà nước
+ Xem xét, xác định tính chính xác và hợp pháp của số liệu quyết toán của các khoản tăng, giảm so với dự toán được giao
+ Nhận xét về quyết toán năm
- Cơ quan tài chính cấp tỉnh, cấp huyện thẩm định quyết toán ngân sách cấp dưới theo các nội dung sau:
+ Kiểm tra tính đầy đủ và khớp đúng giữa các số liệu quyết toán theo quy định
+ Xem xét, xác định tính chính xác và hợp pháp của số liệu quyết toán của các khoản tăng, giảm so với dự toán được giao
+ Nhận xét về quyết toán năm
- Khi thẩm định quyết toán, cơ quan tài chính có quyền:
+ Yêu cầu đơn vị dự toán cấp I, cơ quan tài chính cấp dưới bổ sung thông tin và số liệu cần thiết cho việc thẩm định quyết toán
+ Yêu cầu cơ quan có trách nhiệm xuất toán, thu hồi các khoản chi không đúng chế độ và yêu cầu nộp ngay các khoản phải nộp vào ngân sách nhà nước theo chế độ quy định
+ Yêu cầu cơ quan xét duyệt quyết toán điều chỉnh lại số liệu quyết toán của đơn vị dự toán ngân sách nếu có sai sót
+ Yêu cầu hoàn trả hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền yêu cầu hoàn trả các khoản đã nộp ngân sách không đúng quy định của pháp luật
- Kết thúc quá trình thẩm định quyết toán năm, cơ quan tài chính ra thông báo thẩm định quyết toán kèm theo nhận xét, kiến nghị gửi đơn vị dự toán cấp I hoặc Ủy ban nhân dân cấp dưới để thực hiện
Trường hợp phát hiện có sai sót, cơ quan tài chính yêu cầu đơn vị dự toán cấp I điều chỉnh lại số liệu quyết toán; đối với quyết toán ngân sách cấp dưới, cơ quan tài chính cấp trên yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp dưới trình Hội đồng nhân dân cùng cấp điều chỉnh lại số liệu quyết toán
Trường hợp phát hiện sai phạm, cơ quan tài chính xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật
- Đối với quyết toán ngân sách của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trong quá trình tổng hợp quyết toán ngân sách nhà nước, trường hợp phát hiện có sai sót, Bộ Tài chính yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp điều chỉnh lại số liệu. Trường hợp phát hiện sai phạm, Bộ Tài chính xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản xử lý học sinh vi phạm nội quy nhà trường 2024 2025 các cấp? Biên bản xử lý học sinh vi phạm 2024 2025?
- Bằng chứng khách quan và ý kiến chủ quan là gì? Cho ví dụ về bằng chứng khách quan và ý kiến chủ quan?
- Mẫu bài phát biểu trao Huy hiệu Đảng? Tải bài phát biểu trao tặng Huy hiệu Đảng file word ở đâu?
- Thitructuyen qti vn vào thi, đăng ký? Vào thi Cuộc thi tìm hiểu Cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tỉnh Quảng Nam?
- Kịch bản Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 ý nghĩa? Kịch bản Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11 2024?