Nội dung kiểm tra thường xuyên tại trạm định vị vệ tinh quốc gia được quy định như thế nào? Người nào kiểm tra kỹ thuật thường xuyên tại trạm định vị vệ tinh quốc gia?
Người nào kiểm tra kỹ thuật thường xuyên tại trạm định vị vệ tinh quốc gia?
Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 23 Quy định về vận hành, bảo trì mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 2537/QĐ-BTNMT năm 2022, có quy định về bảo trì các trạm định vị vệ tinh quốc gia như sau:
Bảo trì các trạm định vị vệ tinh quốc gia
1. Kiểm tra kỹ thuật thường xuyên
a) Nhân viên của các Đài, Trạm Khí tượng Thủy văn thuộc Tổng cục Khí tượng thủy văn và các tổ chức nơi đặt các trạm định vị vệ tinh quốc gia có trách nhiệm phối hợp kiểm tra kỹ thuật tình trạng hoạt động của các thiết bị tại trạm định vị vệ tinh quốc gia;
…
Như vậy, theo quy định trên thì nhân viên của các Đài, Trạm Khí tượng Thủy văn thuộc Tổng cục Khí tượng thủy văn và các tổ chức nơi đặt các trạm định vị vệ tinh quốc gia có trách nhiệm phối hợp kiểm tra kỹ thuật tình trạng hoạt động của các thiết bị tại trạm định vị vệ tinh quốc gia.
Mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia (Hình từ Internet)
Nội dung kiểm tra thường xuyên tại trạm định vị vệ tinh quốc gia được quy định như thế nào?
Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 23 Quy định về vận hành, bảo trì mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 2537/QĐ-BTNMT năm 2022, có quy định về bảo trì các trạm định vị vệ tinh quốc gia như sau:
Bảo trì các trạm định vị vệ tinh quốc gia
1. Kiểm tra kỹ thuật thường xuyên
…
b) Nội dung kiểm tra
Kiểm tra tình trạng hoạt động thiết bị sử dụng đường truyền Internet chính, dự phòng và thiết bị định tuyến Cisco;
Kiểm tra tình trạng hoạt động thiết bị máy thu GNSS, thiết bị chống tăng, giảm điện áp đột ngột cho nguồn cấp;
Kiểm tra chỉ thị màu các thiết bị cắt sét nguồn thông minh, bộ chống sốc cho nguồn điện sơ cấp nguồn chính 220V và thiết bị cắt, lọc sét cho nguồn điện 24V DC;
Kiểm tra tình trạng trụ mốc theo quy định kỹ thuật tại Điều 8 Thông tư số 03/2020/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật về mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia.
…
Như vậy, theo quy định trên thì nội dung kiểm tra thường xuyên tại trạm định vị vệ tinh quốc gia được quy định như sau:
- Kiểm tra tình trạng hoạt động thiết bị sử dụng đường truyền Internet chính, dự phòng và thiết bị định tuyến Cisco;
- Kiểm tra tình trạng hoạt động thiết bị máy thu GNSS, thiết bị chống tăng, giảm điện áp đột ngột cho nguồn cấp;
- Kiểm tra chỉ thị màu các thiết bị cắt sét nguồn thông minh, bộ chống sốc cho nguồn điện sơ cấp nguồn chính 220V và thiết bị cắt, lọc sét cho nguồn điện 24V DC;
- Kiểm tra tình trạng trụ mốc theo quy định kỹ thuật tại Điều 8 Thông tư 03/2020/TT-BTNMT.
Các thiết bị của hệ thống chống sét không có chỉ thị màu tại trạm định vị vệ tinh quốc gia được thay thế định kỳ mấy năm một lần?
Căn cứ tại điểm b khoản 3 Điều 23 Quy định về vận hành, bảo trì mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 2537/QĐ-BTNMT năm 2022, có quy định về bảo trì các trạm định vị vệ tinh quốc gia như sau:
Bảo trì các trạm định vị vệ tinh quốc gia
…
2. Kiểm tra kỹ thuật, bảo trì định kỳ
a) Thời gian kiểm tra kỹ thuật, bảo trì được thực hiện định kỳ 03 tháng/lần, 04 lần/năm;
b) Kiểm tra kỹ thuật, bảo trì thiết bị lắp đặt trong tủ: Kiểm tra tính hoạt động ổn định của các thiết bị, phát hiện hư hỏng để khắc phục sửa chữa kịp thời; kiểm tra đường truyền Internet chính (cáp quang) và đường truyền Internet dự phòng (3G/4G); kiểm tra điện trở đất tại khu vực đặt tủ và gia cố khi điện trở lớn hơn 10Ω; vệ sinh, lau dọn bên trong và bên ngoài tủ; kiểm tra các cửa thông gió của tủ;
c) Kiểm tra kỹ thuật, bảo trì thiết bị lắp đặt tại trụ mốc ăng ten: Kiểm tra, bảo trì tình trạng hoạt động của các thiết bị, phát hiện hư hỏng, khắc phục sửa chữa kịp thời; kiểm tra hệ thống dây nguồn, dây kết nối dữ liệu vào tủ, các đầu nối từ ăng ten GNSS vào máy thu GNSS, từ thiết bị cảm biến khí tượng Met4A và máy thu GNSS; kiểm tra, bảo trì, các thông số điện trở đất tại khu vực tủ, khu vực trụ mốc và khắc phục bãi tiếp địa khi điện trở lớn hơn 10Ω; kiểm tra, bảo trì tình trạng rỉ sét của các đai, ốc hãm, dây chằng, bôi dầu mỡ vào các ốc, mối nối han rỉ…và thay thế khi cần thiết; phát quang xung quanh cột ăng ten, đảm bảo góc ngưỡng quan sát vệ tinh của ăng ten lớn hơn 10 độ;
…
3. Thay thế định kỳ các thiết bị của hệ thống chống sét
a) Lập danh sách các thiết bị định kỳ, đột xuất cần thay thế vào đầu năm để trình cấp thẩm quyền phê duyệt trước khi thực hiện;
b) Các thiết bị của hệ thống chống sét không có chỉ thị màu phải được thay thế định kỳ 03 năm/01 lần theo khuyến cáo của nhà sản xuất;
c) Các thiết bị khác được định kỳ thay thế thực hiện theo khuyến cáo của nhà sản xuất và theo thực tế sử dụng;
d) Các thiết bị thay thế định kỳ phải ghi chép đầy đủ vào nhật ký theo mẫu tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Quyết định này.
4. Thay thế đột xuất các thiết bị hư hỏng trong quá trình vận hành trạm định vị vệ tinh quốc gia.
Như vậy, theo quy định trên thì các thiết bị của hệ thống chống sét không có chỉ thị màu tại trạm định vị vệ tinh quốc gia phải được thay thế định kỳ 03 năm/01 lần theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào? Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?
- Mẫu Quyết định khen thưởng nhân viên xuất sắc dịp Tết cuối năm? Tải về Mẫu Quyết định khen thưởng?
- Từ năm 2025, rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn giao thông, người lái xe máy sẽ bị phạt bao nhiêu?
- Mẫu Biên bản họp đại hội đồng cổ đông về việc tách công ty mới nhất? Tải về file word mẫu biên bản họp?
- Không xi nhan phạt bao nhiêu 2025? Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ 2025 như thế nào?