Nội dung giám sát của quản lý cấp cao đối với quản lý rủi ro của tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm những gì?
Nội dung giám sát của quản lý cấp cao đối với quản lý rủi ro của tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Thông tư 14/2023/TT-NHNN thì nội dung giám sát của quản lý cấp cao đối với quản lý rủi ro của tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm:
(1) Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng phi ngân hàng giám sát Tổng giám đốc (Giám đốc) trên cơ sở đề xuất, tham mưu của Ủy ban quản lý rủi ro trong việc:
- Xây dựng, tổ chức thực hiện quản lý rủi ro;
- Xử lý, khắc phục các tồn tại, hạn chế về quản lý rủi ro theo các yêu cầu, kiến nghị của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức kiểm toán độc lập và các cơ quan chức năng khác;
- Các nội dung khác do Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên quy định.
(2) Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng phi ngân hàng giám sát các cá nhân, bộ phận trên cơ sở đề xuất, tham mưu của Bộ phận quản lý rủi ro trong việc:
- Lập quy trình xây dựng và thực hiện quản lý rủi ro;
- Thực hiện đánh giá các nội dung liên quan quản lý rủi ro để đề xuất Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên điều chỉnh;
- Xây dựng và thực hiện hạn mức rủi ro, đề xuất phân bổ hạn mức rủi ro theo từng hoạt động kinh doanh, hoạt động nghiệp vụ; thực hiện các biện pháp xử lý khi không đáp ứng được các hạn mức rủi ro;
- Tổ chức thực hiện chỉ đạo của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên trong việc xử lý, khắc phục các tồn tại, hạn chế về quản lý rủi ro theo yêu cầu, kiến nghị của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức kiếm toán độc lập và các cơ quan chức năng khác;
- Tự kiểm tra, đánh giá về quản lý rủi ro và đề xuất Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên các biện pháp xử lý, khắc phục;
- Các nội dung khác do tổ chức tín dụng phi ngân hàng quy định.
Nội dung giám sát của quản lý cấp cao đối với quản lý rủi ro của tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm những gì? Cơ cấu tổ chức giám sát của quản lý cấp cao? (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức giám sát của quản lý cấp cao của tổ chức tín dụng phi ngân hàng ra sao?
Cơ cấu tổ chức giám sát của quản lý cấp cao của tổ chức tín dụng phi ngân hàng được quy định tại Điều 9 Thông tư 14/2023/TT-NHNN như sau:
(1) Cơ cấu tổ chức giám sát của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng phi ngân hàng đảm bảo:
- Có Ủy ban quản lý rủi ro và Ủy ban nhân sự theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc cấp Giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng;
- Có các Ủy ban khác (nếu cần thiết) để giúp Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên thực hiện giám sát của quản lý cấp cao.
(2) Cơ cấu tổ chức giám sát của Ban kiểm soát thực hiện theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng và quy định nội bộ của Ban kiểm soát.
Rủi ro hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng không bao gồm những rủi ro nào?
Căn cứ theo khoản 9 Điều 3 Thông tư 14/2023/TT-NHNN có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
9. Rủi ro hoạt động là rủi ro do các quy trình nội bộ quy định không đầy đủ hoặc có sai sót, do yếu tố con người, do các lỗi, sự cố của hệ thống hoặc do các yếu tố bên ngoài làm tổn thất về tài chính, tác động tiêu cực phi tài chính đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng (bao gồm cả rủi ro pháp lý). Rủi ro hoạt động không bao gồm:
a) Rủi ro danh tiếng là rủi ro do khách hàng, đối tác, cổ đông, nhà đầu tư hoặc công chúng có phản ứng tiêu cực về uy tín của tổ chức tín dụng phi ngân hàng;
b) Rủi ro chiến lược là rủi ro do tổ chức tín dụng phi ngân hàng có hoặc không có chiến lược, chính sách ứng phó kịp thời trước các thay đổi môi trường kinh doanh làm giảm khả năng đạt được chiến lược kinh doanh, mục tiêu lợi nhuận của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
10. Xung đột lợi ích là tình huống khi một cá nhân, bộ phận đưa ra các quyết định theo thẩm quyền tạo ra lợi ích không phù hợp hoặc trái với lợi ích của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
11. Quyết định có rủi ro là các quyết định của cấp có thẩm quyền của tổ chức tín dụng phi ngân hàng làm phát sinh rủi ro hoặc thay đổi trạng thái rủi ro của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
...
Theo đó, rủi ro hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng là rủi ro do các quy trình nội bộ quy định không đầy đủ hoặc có sai sót, do yếu tố con người, do các lỗi, sự cố của hệ thống hoặc do các yếu tố bên ngoài làm tổn thất về tài chính, tác động tiêu cực phi tài chính đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng (bao gồm cả rủi ro pháp lý).
Rủi ro hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng không bao gồm:
- Rủi ro danh tiếng;
- Rủi ro chiến lược.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Môn Ngữ Văn: Bài nghị luận xã hội về Lòng tự hào dân tộc? Mục tiêu chung của môn Ngữ Văn là gì?
- Tranh vẽ về gia đình nhân ngày Quốc tế gia đình 15 5? Trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với hôn nhân và gia đình?
- Khi nào thì sinh viên bị đình chỉ học tập có thời hạn? Quy định về chấm dứt hiệu lực đình chỉ học tập có thời hạn?
- Thẻ an toàn điện được chia thành mấy bậc an toàn điện? Các bậc an toàn điện được quy định như thế nào?
- Thời hạn ra quyết định về việc hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm là 60 ngày có đúng không?