Nội dung công khai của đơn vị quản lý xuất nhập cảnh được thông báo dưới mấy hình thức theo quy định?
- Các đơn vị của Công an nhân dân thực hiện công tác quản lý xuất nhập cảnh phải công khai những nội dung nào?
- Nội dung công khai của đơn vị thực hiện công tác quản lý xuất nhập cảnh được thông báo dưới mấy hình thức?
- Đơn vị của Công an nhân dân có trách nhiệm gì khi thực hiện dân chủ trong công tác quản lý xuất nhập cảnh?
Các đơn vị của Công an nhân dân thực hiện công tác quản lý xuất nhập cảnh phải công khai những nội dung nào?
Thực hiện dân chủ trong công tác quản lý xuất nhập cảnh của Công an nhân dân (Hình từ Internet)
Theo Điều 5 Thông tư 19/2020/TT-BCA quy định như sau:
Những nội dung đơn vị thực hiện công tác quản lý xuất nhập cảnh phải công khai
1. Địa chỉ cơ quan, Email, số điện thoại liên lạc, Trang thông tin điện tử của đơn vị thực hiện công tác quản lý xuất nhập cảnh.
2. Bộ phận chức năng chịu trách nhiệm giải quyết các thủ tục xuất nhập cảnh và tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, tin báo, tố giác về tội phạm.
3. Danh mục và các bộ phận tạo thành cơ bản của các thủ tục hành chính, văn bản quy phạm pháp luật quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất nhập cảnh.
4. Danh mục thủ tục hành chính thực hiện tiếp nhận, trả kết quả giải quyết qua dịch vụ bưu chính công ích và thủ tục hành chính không thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích.
5. Kết quả giải quyết phản ánh, kiến nghị, tin báo, tố giác về tội phạm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định.
6. Các hành vi vi phạm pháp luật về xuất nhập cảnh thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị theo quy định.
Theo đó, đơn vị của Công an nhân dân thực hiện công tác quản lý xuất nhập cảnh phải công khai những nội dung sau đây:
- Địa chỉ cơ quan, Email, số điện thoại liên lạc, Trang thông tin điện tử của đơn vị thực hiện công tác quản lý xuất nhập cảnh.
- Bộ phận chức năng chịu trách nhiệm giải quyết các thủ tục xuất nhập cảnh và tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, tin báo, tố giác về tội phạm.
- Danh mục và các bộ phận tạo thành cơ bản của các thủ tục hành chính, văn bản quy phạm pháp luật quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất nhập cảnh.
- Danh mục thủ tục hành chính thực hiện tiếp nhận, trả kết quả giải quyết qua dịch vụ bưu chính công ích và thủ tục hành chính không thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích.
- Kết quả giải quyết phản ánh, kiến nghị, tin báo, tố giác về tội phạm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định.
- Các hành vi vi phạm pháp luật về xuất nhập cảnh thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị theo quy định.
Nội dung công khai của đơn vị thực hiện công tác quản lý xuất nhập cảnh được thông báo dưới mấy hình thức?
Theo Điều 6 Thông tư 19/2020/TT-BCA quy định như sau:
Hình thức thông báo công khai
1. Niêm yết tại nơi giải quyết thủ tục xuất nhập cảnh của đơn vị thực hiện công tác quản lý xuất nhập cảnh.
2. Đăng tải trên Trang thông tin điện tử của đơn vị thực hiện công tác quản lý xuất nhập cảnh (nếu có).
3. Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
4. Thông báo khi làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân.
5. Các hình thức khác phù hợp.
Như vậy, nội dung công khai của đơn vị thực hiện công tác quản lý xuất nhập cảnh được thông báo dưới 05 hình thức bao gồm:
- Niêm yết tại nơi giải quyết thủ tục xuất nhập cảnh của đơn vị thực hiện công tác quản lý xuất nhập cảnh.
- Đăng tải trên Trang thông tin điện tử của đơn vị thực hiện công tác quản lý xuất nhập cảnh (nếu có).
- Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Thông báo khi làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Các hình thức khác phù hợp.
Đơn vị của Công an nhân dân có trách nhiệm gì khi thực hiện dân chủ trong công tác quản lý xuất nhập cảnh?
Theo Điều 7 Thông tư 19/2020/TT-BCA quy định về trách nhiệm của đơn vị thực hiện công tác quản lý xuất nhập cảnh như sau:
- Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, giải thích các chủ trương, chính sách, pháp luật có liên quan đến công tác quản lý xuất nhập cảnh; các quy định về thủ tục xuất nhập cảnh.
- Tiếp nhận và giải quyết các thủ tục xuất nhập cảnh theo quy định; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ phải kịp thời hướng dẫn cơ quan, tổ chức, cá nhân bổ sung một lần theo quy định; trường hợp từ chối tiếp nhận hồ sơ, không giải quyết thủ tục xuất nhập cảnh hoặc đến thời hạn mà chưa giải quyết xong phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Khi xử lý người vi phạm pháp luật về xuất nhập cảnh, nếu cần áp dụng các biện pháp xử lý, ngăn chặn theo thẩm quyền được giao thì đơn vị thực hiện công tác quản lý xuất nhập cảnh phải lập biên bản hoặc ra quyết định theo quy định của pháp luật.
- Tiếp nhận, xử lý, giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo, tin báo, tố giác về tội phạm theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an; mọi phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo, tin báo, tố giác về tội phạm đều phải được ghi vào sổ và chuyển tới lãnh đạo có thẩm quyền để chỉ đạo giải quyết.
- Xử lý hoặc phối hợp xử lý theo quy định những người có hành vi gây rối trật tự tại nơi giải quyết thủ tục xuất nhập cảnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?