Nơi cách ly kiểm dịch trâu bò từ Lào trước khi nhập khẩu chính ngạch phải đảm bảo tối thiểu các điều kiện nào?
Trâu bò từ Lào nhập khẩu chính ngạch là gì?
Trâu bò từ Lào nhập khẩu chính ngạch được quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 27/2009/TT-BNN như sau
Nhập khẩu chính ngạch là việc chủ hàng mua trâu, bò các nước Lào và Cămpuchia vào Việt Nam thông qua các hợp đồng mua bán với nước xuất khẩu.
Như vậy, theo quy định trên thì trâu bò từ Lào nhập khẩu chính ngạch là việc chủ hàng mua trâu, bò các nước Lào vào Việt Nam thông qua các hợp đồng mua bán với nước xuất khẩu.
Nơi cách ly kiểm dịch trâu bò từ Lào trước khi nhập khẩu chính ngạch phải đảm bảo tối thiểu các điều kiện nào? (Hình từ Internet)
Nơi cách ly kiểm dịch trâu bò từ Lào trước khi nhập khẩu chính ngạch phải đảm bảo tối thiểu các điều kiện nào?
Nơi cách ly kiểm dịch trâu bò từ Lào trước khi nhập khẩu chính ngạch phải đảm bảo tối thiểu các điều kiện được quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 27/2009/TT-BNN như sau:
Nội dung kiểm dịch trâu bò trước khi nhập khẩu
1. Căn cứ nhu cầu của chủ hàng về việc nhập khẩu trâu, bò từ các nước Lào, Cămpuchia vào Việt Nam và nơi cách ly kiểm dịch, Cục Thú y xem xét và chỉ định nơi cách ly kiểm dịch, cơ quan thú y thực hiện việc kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y nơi cách ly và kiểm dịch nhập khẩu trâu, bò theo các quy định nêu tại khoản 1 Điều 3 của Thông tư này.
2. Trâu, bò được đưa về địa điểm cách ly kiểm dịch đã được cơ quan thú y kiểm tra đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y.
Riêng đối với trâu, bò nhập khẩu với mục đích giết mổ được đưa về cơ sở giết mổ có đủ điều kiện để nuôi nhốt cách ly kiểm dịch.
3. Yêu cầu vệ sinh thú y đối với nơi cách ly kiểm dịch.
Nơi cách ly kiểm dịch phải đảm bảo tối thiểu các điều kiện sau:
a) Nơi cách ly kiểm dịch phải bố trí ở một địa điểm riêng biệt, cách biệt với khu dân cư, chợ, trường học, khu vực công cộng, trục đường giao thông chính và khu vực chăn nuôi của địa phương;
b) Có hàng rào kép nhằm ngăn ngừa sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với động vật bên ngoài;
c) Có các dãy chuồng nuôi nhốt trâu, bò được lợp mái để hạn chế những ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt đối với trâu, bò trong thời gian nuôi cách ly kiểm dịch;
d) Quy mô, diện tích chuồng trại, trang thiết bị, vật dụng chăn nuôi phải đáp ứng được yêu cầu chăm sóc nuôi dưỡng đàn trâu, bò;
đ) Thức ăn, nước uống cho trâu, bò nhập khẩu phải được cung cấp đầy đủ và đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y để không ảnh hưởng đến sức khỏe đàn trâu, bò nhập nội.
e) Nơi cách ly kiểm dịch phải có hệ thống thu gom, xử lý các chất thải rắn, thải lỏng trong quá trình nuôi cách ly kiểm dịch;
f) Có nơi nuôi nhốt trâu, bò ốm tách biệt với khu vực nuôi nhốt cách ly trâu, bò;
Nơi cách ly kiểm dịch phải được tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc trước và sau khi đưa trâu, bò vào nuôi nuôi cách ly kiểm dịch.
Như vậy, theo quy định trên thì nơi cách ly kiểm dịch trâu bò từ Lào trước khi nhập khẩu chính ngạch phải đảm bảo tối thiểu các điều kiện sau:
- Nơi cách ly kiểm dịch phải bố trí ở một địa điểm riêng biệt, cách biệt với khu dân cư, chợ, trường học, khu vực công cộng, trục đường giao thông chính và khu vực chăn nuôi của địa phương;
- Có hàng rào kép nhằm ngăn ngừa sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với động vật bên ngoài;
- Có các dãy chuồng nuôi nhốt trâu, bò được lợp mái để hạn chế những ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt đối với trâu, bò trong thời gian nuôi cách ly kiểm dịch;
- Quy mô, diện tích chuồng trại, trang thiết bị, vật dụng chăn nuôi phải đáp ứng được yêu cầu chăm sóc nuôi dưỡng đàn trâu, bò;
- Thức ăn, nước uống cho trâu, bò nhập khẩu phải được cung cấp đầy đủ và đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y để không ảnh hưởng đến sức khỏe đàn trâu, bò nhập nội.
- Nơi cách ly kiểm dịch phải có hệ thống thu gom, xử lý các chất thải rắn, thải lỏng trong quá trình nuôi cách ly kiểm dịch;
- Có nơi nuôi nhốt trâu, bò ốm tách biệt với khu vực nuôi nhốt cách ly trâu, bò.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm gì đối với kiểm dịch nhập khẩu trâu bò từ Lào vào Việt Nam?
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm gì đối với kiểm dịch nhập khẩu trâu bò từ Lào vào Việt Nam, thì theo quy định tại Điều 8 Thông tư 27/2009/TT-BNN như sau:
Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Cục Thú y:
a) Tổ chức thực hiện việc kiểm dịch nhập khẩu trâu, bò chính ngạch từ Lào và Cămpuchia vào Việt Nam theo đúng quy định.
b) Hướng dẫn, giám sát Chi cục Thú y các tỉnh biên giới thực hiện việc kiểm dịch trâu, bò thu gom sau nhập khẩu tại các xã biên giới, đồng thời tổ chức xét nghiệm mẫu cho các Chi cục Thú y khi có yêu cầu.
c) Phối hợp với các cơ quan có liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra việc vận chuyển, buôn bán trâu, bò qua biên giới.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các Bộ: Quốc phòng, Công an, Công Thương, Tài chính chỉ đạo các Ban, ngành có liên quan (như Bộ đội biên phòng, Cảnh sát giao thông, Cảnh sát kinh tế, Cảnh sát môi trường, Quản lý thị trường, Hải quan) phối hợp chặt chẽ với ngành thú y tăng cường quản lý, giám sát, ngăn chặn và xử lý triệt để việc nhập lậu, buôn bán, tiêu thụ trâu, bò không thực hiện theo đúng quy định.
Theo đó, đối với kiểm dịch nhập khẩu trâu bò từ Lào vào Việt Nam thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có các trách nhiệm được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?