Một số biện pháp cần thiết khi có nguy cơ đe doạ an ninh quốc gia? Các cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia bao gồm?

Một số biện pháp cần thiết khi có nguy cơ đe doạ an ninh quốc gia? Các cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia bao gồm? Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia có những quyền nào theo quy định?

Quy định một số biện pháp cần thiết khi có nguy cơ đe doạ an ninh quốc gia?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật An ninh Quốc gia 2004 áp dụng một số biện pháp cần thiết khi có nguy cơ đe doạ an ninh quốc gia nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp như sau:

Áp dụng một số biện pháp cần thiết khi có nguy cơ đe doạ an ninh quốc gia nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp\
1. Khi có nguy cơ đe doạ an ninh quốc gia nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp, Thủ tướng Chính phủ được quyết định áp dụng một số biện pháp sau đây:
a) Tăng cường bảo vệ các mục tiêu quan trọng;
b) Tổ chức các trạm canh gác để hạn chế hoặc kiểm soát người, phương tiện hoạt động vào những giờ nhất định, tại những khu vực nhất định;
c) Thực hiện kiểm soát đặc biệt tại các cửa khẩu, các chuyến vận chuyển bằng đường hàng không, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường sắt và đường bộ;
d) Hạn chế hoặc tạm ngừng việc vận chuyển, sử dụng chất cháy, chất nổ, chất độc, hoá chất độc hại, chất phóng xạ thuộc quyền sử dụng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, sử dụng các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ;
đ) Cấm, giải tán hoặc hạn chế các cuộc tụ tập đông người và những hoạt động của cá nhân, tổ chức xét thấy có hại cho an ninh quốc gia;
e) Hạn chế hoặc tạm ngừng hoạt động của nhà hát, rạp chiếu phim và nơi sinh hoạt công cộng khác;
g) Kiểm soát việc sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc tại một địa phương hay khu vực nhất định;
h) Buộc người có hành vi gây nguy hại cho an ninh quốc gia rời khỏi các khu vực quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng hoặc không được rời khỏi nơi cư trú;
i) Huy động nhân lực, vật lực để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia.

Như vậy, một số biện pháp cần thiết khi có nguy cơ đe doạ an ninh quốc gia bao gồm:

- Tăng cường bảo vệ các mục tiêu quan trọng;

- Tổ chức các trạm canh gác để hạn chế hoặc kiểm soát người, phương tiện hoạt động vào những giờ nhất định, tại những khu vực nhất định;

- Thực hiện kiểm soát đặc biệt tại các cửa khẩu, các chuyến vận chuyển bằng đường hàng không, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường sắt và đường bộ;

- Hạn chế hoặc tạm ngừng việc vận chuyển, sử dụng chất cháy, chất nổ, chất độc, hoá chất độc hại, chất phóng xạ thuộc quyền sử dụng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, sử dụng các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ;

- Cấm, giải tán hoặc hạn chế các cuộc tụ tập đông người và những hoạt động của cá nhân, tổ chức xét thấy có hại cho an ninh quốc gia;

- Hạn chế hoặc tạm ngừng hoạt động của nhà hát, rạp chiếu phim và nơi sinh hoạt công cộng khác;

- Kiểm soát việc sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc tại một địa phương hay khu vực nhất định;

- Buộc người có hành vi gây nguy hại cho an ninh quốc gia rời khỏi các khu vực quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng hoặc không được rời khỏi nơi cư trú;

- Huy động nhân lực, vật lực để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia.

Một số biện pháp cần thiết khi có nguy cơ đe doạ an ninh quốc gia?

Một số biện pháp cần thiết khi có nguy cơ đe doạ an ninh quốc gia? (Hình từ Internet)

Các cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia bao gồm?

Quy định tại Điều 22 Luật An ninh Quốc gia 2004, cụ thể:

Các cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia
1. Các cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia bao gồm:
a) Cơ quan chỉ đạo, chỉ huy và các đơn vị an ninh, tình báo, cảnh vệ Công an nhân dân;
b) Cơ quan chỉ đạo, chỉ huy và các đơn vị bảo vệ an ninh quân đội, tình báo Quân đội nhân dân;
c) Bộ đội biên phòng, cảnh sát biển là cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia ở khu vực biên giới trên đất liền và khu vực biên giới trên biển.

Theo đó, có 3 nhóm cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia như sau:

- Cơ quan chỉ đạo, chỉ huy và các đơn vị an ninh, tình báo, cảnh vệ Công an nhân dân;

- Cơ quan chỉ đạo, chỉ huy và các đơn vị bảo vệ an ninh quân đội, tình báo Quân đội nhân dân;

- Bộ đội biên phòng, cảnh sát biển là cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia ở khu vực biên giới trên đất liền và khu vực biên giới trên biển.

Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia có những quyền nào theo quy định?

Tại khoản 1 Điều 24 Luật An ninh Quốc gia 2004 quy định về quyền của các cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia như sau:

Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia được quyền:

- Sử dụng các biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật;

- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, đồ vật khi có căn cứ xác định liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia;

- Yêu cầu cơ quan, tổ chức tài chính, kho bạc, ngân hàng kiểm tra, phong toả tài khoản, nguồn tài chính liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia;

- Yêu cầu cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông, hải quan bóc mở hoặc giao thư tín, điện tín, bưu phẩm, bưu kiện, hàng hoá để kiểm tra khi có căn cứ xác định trong đó có thông tin, tài liệu, chất nổ, vũ khí, vật phẩm khác có nguy hại cho an ninh quốc gia;

- Kiểm tra phương tiện giao thông, phương tiện thông tin, máy tính, mạng máy tính, đồ vật, tài liệu, hàng hoá, chỗ ở, nơi làm việc hoặc các cơ sở khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có căn cứ xác định liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia;

- Trưng dụng theo quy định của pháp luật phương tiện thông tin, phương tiện giao thông, phương tiện khác và người đang sử dụng, điều khiển phương tiện đó trong trường hợp cấp bách để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra;

- Tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc sử dụng phương tiện thông tin liên lạc hoặc các hoạt động khác trên lãnh thổ Việt Nam khi có căn cứ xác định các hoạt động này gây nguy hại cho an ninh quốc gia; yêu cầu ngừng các chuyến vận chuyển bằng các loại phương tiện giao thông của Việt Nam hoặc các phương tiện giao thông của nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam để bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm an toàn cho các phương tiện đó;

- Áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ người cộng tác, người tố giác, người làm chứng, người bị hại trong các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia.

Như vậy, các cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia có 8 quyền hạn theo quy định nêu trên.

An ninh quốc gia Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về An ninh quốc gia
Bảo vệ an ninh quốc gia Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Bảo vệ an ninh quốc gia
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Một số biện pháp cần thiết khi có nguy cơ đe doạ an ninh quốc gia? Các cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia bao gồm?
Pháp luật
Nền an ninh nhân dân là gì? 4 quy định về việc xây dựng nền an ninh nhân dân hiện nay ra sao theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Nghị quyết 44-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII nêu mục tiêu Bảo vệ an ninh quốc gia, an ninh con người, an ninh kinh tế và gì?
Pháp luật
Thế trận an ninh nhân dân là gì? Xây dựng nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân theo quy định thế nào?
Pháp luật
Nguy cơ đe doạ an ninh quốc gia là gì? Khi có nguy cơ đe doạ mà chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp thì ai quyết định áp dụng biện pháp cần thiết?
Pháp luật
Hành vi xâm lược là gì? Khi có hành vi xâm lược trên thực tế và Quốc hội không thể họp được thì cơ quan nào thực hiện việc tuyên bố tình trạng chiến tranh?
Pháp luật
Tình trạng khẩn cấp về quốc phòng là gì? Ban bố, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về quốc phòng được quy định như thế nào?
Pháp luật
Cán bộ chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia có được quyền miễn thủ tục hải quan đối với tài liệu mang theo khi xuất cảnh không?
Pháp luật
Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia có bao gồm những hệ thống thông tin phục vụ bảo quản chất đặc biệt có thể ảnh hưởng đến môi trường sinh thái không?
Pháp luật
Hồ sơ đưa hệ thống thông tin vào Danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được lập bao nhiêu bản và gửi đi đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - An ninh quốc gia
11 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào