Nhân viên trạm kiểm dịch động vật vòi tiền của người dân có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Nhân viên trạm kiểm dịch động vật vòi tiền của người dân có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Hành vi vòi tiền người dân của nhân viên trạm kiểm dịch động vật được quy định tại Điều 356 Bộ luật Hình sự 2015 (được bổ sung bởi điểm s khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) như sau:
Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ
1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại khác về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
3. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Theo đó, nhân viên trạm kiểm dịch động vật có hành vi vòi tiền của người dân trong trường hợp gây thiệt hại khác về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
+ Có tổ chức;
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
- Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
Ngoài ra, nhân viên tại trạm kiểm dịch động vật có hành vi vòi tiền của người dân còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Nhân viên trạm kiểm dịch động vật vòi tiền của người dân có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền lập trạm kiểm dịch động vật tại các đầu mối giao thông?
Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch trạm kiểm dịch động vật tại đầu mối giao thông được quy định tại khoản 3 Điều 40 Luật Thú y 2015 (được sửa đổi bởi điểm c khoản 3 Điều 57 Luật Quy hoạch 2017) như sau:
Trạm kiểm dịch động vật tại đầu mối giao thông
1. Việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật khi vận chuyển qua các đầu mối giao thông do trạm kiểm dịch động vật thực hiện. Trạm kiểm dịch động vật tại đầu mối giao thông phải có đại diện các ngành công an, quản lý thị trường, thú y.
2. Nội dung kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tại đầu mối giao thông bao gồm:
a) Kiểm tra số lượng, chủng loại động vật, sản phẩm động vật theo Giấy chứng nhận kiểm dịch; mã số, dấu, tem vệ sinh thú y; dấu niêm phong, kẹp chì phương tiện vận chuyển;
b) Kiểm tra tình trạng sức khỏe của động vật; thực trạng vệ sinh thú y của sản phẩm động vật, phương tiện vận chuyển; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc phương tiện vận chuyển;
c) Xác nhận đã kiểm tra động vật, sản phẩm động vật nếu đạt yêu cầu; trường hợp không đạt yêu cầu thì tạm đình chỉ việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật và xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc lập trạm kiểm dịch động vật tại đầu mối giao thông trên phạm vi cả nước.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại khoản 3 Điều này quyết định thành lập và tổ chức thực hiện việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật của các trạm kiểm dịch động vật tại đầu mối giao thông trên địa bàn.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc lập trạm kiểm dịch động vật tại đầu mối giao thông trên phạm vi cả nước.
Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tại đầu mối giao thông về những nội dung gì?
Nội dung kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tại đầu mối giao thông được quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật Thú y 2015 như sau:
Trạm kiểm dịch động vật tại đầu mối giao thông
...
2. Nội dung kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tại đầu mối giao thông bao gồm:
a) Kiểm tra số lượng, chủng loại động vật, sản phẩm động vật theo Giấy chứng nhận kiểm dịch; mã số, dấu, tem vệ sinh thú y; dấu niêm phong, kẹp chì phương tiện vận chuyển;
b) Kiểm tra tình trạng sức khỏe của động vật; thực trạng vệ sinh thú y của sản phẩm động vật, phương tiện vận chuyển; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc phương tiện vận chuyển;
c) Xác nhận đã kiểm tra động vật, sản phẩm động vật nếu đạt yêu cầu; trường hợp không đạt yêu cầu thì tạm đình chỉ việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật và xử lý theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, Nội dung kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tại đầu mối giao thông bao gồm:
- Kiểm tra số lượng, chủng loại động vật, sản phẩm động vật theo Giấy chứng nhận kiểm dịch; mã số, dấu, tem vệ sinh thú y; dấu niêm phong, kẹp chì phương tiện vận chuyển;
- Kiểm tra tình trạng sức khỏe của động vật; thực trạng vệ sinh thú y của sản phẩm động vật, phương tiện vận chuyển; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc phương tiện vận chuyển;
- Xác nhận đã kiểm tra động vật, sản phẩm động vật nếu đạt yêu cầu; trường hợp không đạt yêu cầu thì tạm đình chỉ việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật và xử lý theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?