Những y sĩ nào được chỉ định thuốc cho người bệnh trong các cơ sở y tế có giường bệnh? Việc lựa chọn đường dùng thuốc cho người bệnh căn cứ vào đâu?

Cho tôi hỏi, trong các cơ sở y tế có giường bệnh, những y sĩ nào được chỉ định thuốc cho người bệnh? Y sĩ chỉ định thời gian dùng thuốc được chỉ định theo quy định như thế nào? Việc lựa chọn đường dùng thuốc cho người bệnh căn cứ vào đâu? Trên đây là thắc mắc của chị Châu Anh tại Bình Phước.

Trong các cơ sở y tế có giường bệnh, những y sĩ nào được chỉ định thuốc cho người bệnh?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 23/2011/TT-BYT quy định về trách nhiệm trong việc chỉ định và hướng dẫn sử dụng thuốc như sau:

Trách nhiệm trong việc chỉ định và hướng dẫn sử dụng thuốc
1. Người chịu trách nhiệm về chỉ định dùng thuốc cho người bệnh (gọi chung là Thầy thuốc) bao gồm:
a) Bác sỹ;
b) Y sĩ tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn (gọi chung là trạm y tế xã) và bệnh viện huyện, quận, thị xã, thành phố (gọi chung là bệnh viện huyện) chưa có bác sỹ chịu trách nhiệm về chỉ định dùng thuốc cho người bệnh;
c) Lương y, y sĩ y học cổ truyền tại các trạm y tế xã và bệnh viện huyện chịu trách nhiệm về chỉ định các thuốc đông y, thuốc từ dược liệu cho người bệnh;
d) Hộ sinh viên tại các trạm y tế xã khi không có bác sĩ, y sĩ được chỉ định thuốc cấp cứu trong trường hợp đỡ đẻ.
...

Theo quy định trên, người chịu trách nhiệm về chỉ định dùng thuốc cho người bệnh bao gồm:

- Bác sỹ;

- Y sĩ tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn (gọi chung là trạm y tế xã) và bệnh viện huyện, quận, thị xã, thành phố (gọi chung là bệnh viện huyện) chưa có bác sỹ chịu trách nhiệm về chỉ định dùng thuốc cho người bệnh;

- Lương y, y sĩ y học cổ truyền tại các trạm y tế xã và bệnh viện huyện chịu trách nhiệm về chỉ định các thuốc đông y, thuốc từ dược liệu cho người bệnh;

- Hộ sinh viên tại các trạm y tế xã khi không có bác sĩ, y sĩ được chỉ định thuốc cấp cứu trong trường hợp đỡ đẻ.

Như vậy, những y sĩ được chỉ định thuốc cho người bệnh gồm:

- Y sĩ tại các trạm y tế xã và bệnh viện huyện chưa có bác sỹ chịu trách nhiệm về chỉ định dùng thuốc cho người bệnh;

- Y sĩ y học cổ truyền tại các trạm y tế xã và bệnh viện huyện chịu trách nhiệm về chỉ định các thuốc đông y, thuốc từ dược liệu cho người bệnh;

- Y sĩ được chỉ định thuốc cấp cứu trong trường hợp đỡ đẻ.

Chỉ định thuốc 2

Y sĩ chỉ định thuốc (Hình từ Internet)

Khi y sĩ chỉ định thuốc, thời gian dùng thuốc được chỉ định theo quy định như thế nào?

Căn cứ theo khoản 5 Điều 3 Thông tư 23/2011/TT-BYT quy định về thầy thuốc thực hiện chỉ định thuốc như sau:

Thầy thuốc thực hiện chỉ định thuốc
...
5. Chỉ định thời gian dùng thuốc
a) Trường hợp người bệnh cấp cứu, thầy thuốc chỉ định thuốc theo diễn biến của bệnh.
b) Trường hợp người bệnh cần theo dõi để lựa chọn thuốc hoặc lựa chọn liều thích hợp, thầy thuốc chỉ định thuốc hàng ngày.
c) Trường hợp người bệnh đã được lựa chọn thuốc và liều thích hợp, thời gian chỉ định thuốc tối đa không quá 2 ngày (đối với ngày làm việc) và không quá 3 ngày (đối với ngày nghỉ).

Theo đó, trường hợp người bệnh cấp cứu, y sĩ chỉ định thuốc theo diễn biến của bệnh.

- Trường hợp người bệnh cần theo dõi để lựa chọn thuốc hoặc lựa chọn liều thích hợp, y sĩ chỉ định thuốc hàng ngày.

- Trường hợp người bệnh đã được lựa chọn thuốc và liều thích hợp, thời gian chỉ định thuốc tối đa không quá 2 ngày (đối với ngày làm việc) và không quá 3 ngày (đối với ngày nghỉ).

Việc lựa chọn đường dùng thuốc cho người bệnh cần căn cứ vào đâu?

Căn cứ theo khoản 6 Điều 3 Thông tư 23/2011/TT-BYT quy định về thầy thuốc thực hiện chỉ định thuốc như sau:

Thầy thuốc thực hiện chỉ định thuốc
...
6. Lựa chọn đường dùng thuốc cho người bệnh
a) Căn cứ vào tình trạng người bệnh, mức độ bệnh lý, đường dùng của thuốc để ra y lệnh đường dùng thuốc thích hợp.
b) Chỉ dùng đường tiêm khi người bệnh không uống được thuốc hoặc khi sử dụng thuốc theo đường uống không đáp ứng được yêu cầu điều trị hoặc với thuốc chỉ dùng đường tiêm.
7. Thầy thuốc phải thông báo tác dụng không mong muốn của thuốc cho điều dưỡng chăm sóc theo dõi và người bệnh (hoặc gia đình người bệnh). Theo dõi đáp ứng của người bệnh khi dùng thuốc và xử lý kịp thời các tai biến do dùng thuốc. Báo cáo phản ứng có hại của thuốc cho khoa Dược ngay khi xảy ra (theo mẫu Phụ lục 5).

Như vậy, việc lựa chọn đường dùng thuốc cho người bệnh căn cứ vào tình trạng người bệnh, mức độ bệnh lý, đường dùng của thuốc để ra y lệnh đường dùng thuốc thích hợp.

Chỉ dùng đường tiêm khi người bệnh không uống được thuốc hoặc khi sử dụng thuốc theo đường uống không đáp ứng được yêu cầu điều trị hoặc với thuốc chỉ dùng đường tiêm.

Chỉ định thuốc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quy định về việc thầy thuốc thực hiện chỉ định thuốc
Pháp luật
Khi khám bệnh để chỉ định thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh, bác sỹ có phải liệt kê các thuốc người bệnh đã dùng trước khi nhập viện không?
Pháp luật
Những y sĩ nào được chỉ định thuốc cho người bệnh trong các cơ sở y tế có giường bệnh? Việc lựa chọn đường dùng thuốc cho người bệnh căn cứ vào đâu?
Pháp luật
Để chỉ định sử dụng thuốc tại các trạm y tế xã chưa có bác sỹ chịu trách nhiệm về chỉ định thuốc, y sĩ cần khai thác những thông tin gì từ người bệnh?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chỉ định thuốc
3,186 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chỉ định thuốc

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chỉ định thuốc

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào