Những trường hợp nào được xin từ chức đối với cá nhân trong đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc Bộ Giao thông vận tải?
- Những trường hợp nào được xin từ chức đối với cá nhân trong đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc Bộ Giao thông vận tải?
- Trình tự thủ tục xin từ chức đối với cá nhân trong đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc Bộ Giao thông vận tải được thực hiện như thế nào?
- Sau khi có quyết định từ chức thì đơn vị nơi nhân sự công tác phải bàn giao hồ sơ cho cấp có thẩm quyền trong thời gian bao lâu?
Những trường hợp nào được xin từ chức đối với cá nhân trong đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc Bộ Giao thông vận tải?
Căn cứ khoản 1 Điều 21 Quy định về trình tự, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm đối với chức danh lãnh đạo, quản lý đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 754/QĐ-BGTVT năm 2019 quy định về việc xin từ chức đối với đơn vị hành chính sự nghiệp như sau:
Đối với đơn vị hành chính, sự nghiệp
1. Từ chức
a) Việc từ chức được thực hiện đối với một trong các trường hợp sau đây:
- Cá nhân tự nguyện, chủ động xin từ chức;
- Cá nhân nhận thấy không đủ sức khỏe, năng lực, uy tín để hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao;
- Cá nhân nhận thấy sai phạm, khuyết điểm của đơn vị mình hoặc của cấp dưới có liên quan đến trách nhiệm của mình;
- Cá nhân có nguyện vọng xin từ chức vì các lý do khác.
b) Trình tự, thủ tục từ chức
- Cá nhân làm đơn xin từ chức, gửi Người đứng đầu đơn vị và cấp có thẩm quyền; trong đó nêu rõ lý do xin từ chức.
- Tập thể lãnh đạo, cấp ủy đảng đơn vị họp, nhận xét, đánh giá và xem xét việc từ chức:
...
Như vậy, việc xin từ chức đối với cá nhân trong đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc Bộ Giao thông vận tải được thực hiện trong những trường hợp sau:
(1) Cá nhân tự nguyện, chủ động xin từ chức;
(2) Cá nhân nhận thấy không đủ sức khỏe, năng lực, uy tín để hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao;
(3) Cá nhân nhận thấy sai phạm, khuyết điểm của đơn vị mình hoặc của cấp dưới có liên quan đến trách nhiệm của mình;
(4) Cá nhân có nguyện vọng xin từ chức vì các lý do khác.
Những trường hợp nào được xin từ chức đối với cá nhân trong đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc Bộ Giao thông vận tải? (Hình từ Internet)
Trình tự thủ tục xin từ chức đối với cá nhân trong đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc Bộ Giao thông vận tải được thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 21 Quy định về trình tự, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm đối với chức danh lãnh đạo, quản lý đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 754/QĐ-BGTVT năm 2019 quy định về việc xin từ chức đối với đơn vị hành chính sự nghiệp như sau:
Đối với đơn vị hành chính, sự nghiệp
1. Từ chức
...
b) Trình tự, thủ tục từ chức
- Cá nhân làm đơn xin từ chức, gửi Người đứng đầu đơn vị và cấp có thẩm quyền; trong đó nêu rõ lý do xin từ chức.
- Tập thể lãnh đạo, cấp ủy đảng đơn vị họp, nhận xét, đánh giá và xem xét việc từ chức:
+ Nếu thống nhất cho từ chức: Người đứng đầu đơn vị ra quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định miễn nhiệm chức vụ.
+ Nếu không thống nhất cho từ chức: Thông báo cho cá nhân; nêu rõ lý do và báo cáo cấp có thẩm quyền.
- Trong thời hạn 01 tháng, kể từ khi nhận được đơn xin từ chức, đơn vị trực tiếp quản lý nhân sự phải xem xét để quyết định hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định.
- Khi nhân sự chưa được cấp có thẩm quyền quyết định cho từ chức vẫn phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, chức trách được giao.
...
Như vậy, thủ tục xin từ chức được thực hiện theo quy trình sau:
(1) Cá nhân làm đơn xin từ chức, gửi Người đứng đầu đơn vị và cấp có thẩm quyền; trong đó nêu rõ lý do xin từ chức.
(2) Tập thể lãnh đạo, cấp ủy đảng đơn vị họp, nhận xét, đánh giá và xem xét việc từ chức:
- Nếu thống nhất cho từ chức thì người đứng đầu đơn vị ra quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định miễn nhiệm chức vụ.
- Nếu không thống nhất cho từ chức thì thông báo cho cá nhân; nêu rõ lý do và báo cáo cấp có thẩm quyền.
Sau khi có quyết định từ chức thì đơn vị nơi nhân sự công tác phải bàn giao hồ sơ cho cấp có thẩm quyền trong thời gian bao lâu?
Căn cứ Điều 24 Quy định về trình tự, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm đối với chức danh lãnh đạo, quản lý đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 754/QĐ-BGTVT năm 2019 quy định về việc quản lý hồ sơ như sau:
Quản lý hồ sơ
1. Cấp có thẩm quyền bổ nhiệm nhân sự có trách nhiệm quản lý hồ sơ gốc, hồ sơ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm của nhân sự.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định bổ nhiệm, từ chức, miễn nhiệm có hiệu lực, đơn vị nơi nhân sự công tác có trách nhiệm bàn giao toàn bộ hồ sơ gốc của nhân sự cho cấp có thẩm quyền quản lý hồ sơ.
3. Việc lập, lưu giữ, quản lý, khai thác, bổ sung, bàn giao hồ sơ nhân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định từ chức, đơn vị nơi nhân sự công tác có trách nhiệm bàn giao toàn bộ hồ sơ gốc của nhân sự cho cấp có thẩm quyền quản lý hồ sơ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?