Những người nào có thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Giao thông vận tải?
- Những người nào có thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Giao thông vận tải?
- Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam có được quyền quyết định việc thuê tài sản hay không?
- Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải được quyền quyết định mức khoán kinh phí sử dụng tài sản công trong trường hợp nào?
Những người nào có thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Giao thông vận tải?
Căn cứ Điều 5 Quy định về phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Giao thông vận tải banh hành kèm theo Quyết định 1281/QĐ-BGTVT năm 2018 quy định về thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản công như sau:
Thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản công
1. Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam quyết định thu hồi các tài sản tại các đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
2. Cục trưởng các Cục trực thuộc Bộ quyết định thu hồi các tài sản tại các đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quyết định việc thu hồi tài sản trừ các trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Như vậy, theo quy định thì những người sau đây sẽ có thẩm quyền quyết định việc thu hồi tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Giao thông vận tải:
(1) Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam quyết định việc thu hồi các tài sản công tại các đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
(2) Cục trưởng các Cục trực thuộc Bộ Giao thông vận tải quyết định việc thu hồi các tài sản công tại các đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
(3) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quyết định việc thu hồi tài sản công (trừ các trường hợp quy định tại mục 1 và mục 2 nêu trên).
Những người nào có thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Giao thông vận tải? (Hình từ Internet)
Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam có được quyền quyết định việc thuê tài sản hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quy định về phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Giao thông vận tải banh hành kèm theo Quyết định 1281/QĐ-BGTVT năm 2018 quy định về thẩm quyền quyết định trong việc thuê tài sản như sau:
Thẩm quyền quyết định trong việc thuê tài sản
1. Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng các Cục trực thuộc Bộ được quyết định thuê các tài sản có giá thuê từ 500 triệu đồng đến dưới 5 tỷ đồng trong một năm hoặc có tổng giá trị hợp đồng thuê từ 02 tỷ đồng đến dưới 10 tỷ đồng trên một đơn vị tài sản đối với các đơn vị thuộc Tổng cục, Cục trực thuộc Bộ.
2. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các Cục trực thuộc Bộ được quyết định thuê tài sản có giá thuê trong một năm dưới 500 triệu đồng hoặc tổng giá trị hợp đồng thuê dưới 02 tỷ đồng trên một đơn vị tài sản.
3. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ (không bao gồm Tổng cục đường bộ Việt Nam, các Cục trực thuộc Bộ) được quyết định thuê tài sản có giá thuê dưới 01 tỷ đồng trong một năm hoặc tổng giá trị hợp đồng thuê dưới 05 tỷ đồng trên một đơn vị tài sản.
4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quyết định việc thuê tài sản trừ các trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này.
Như vậy, theo quy định thì Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam được quyền quyết định thuê các tài sản có giá thuê từ 500 triệu đồng đến dưới 5 tỷ đồng trong một năm.
Hoặc các tài sản có tổng giá trị hợp đồng thuê từ 02 tỷ đồng đến dưới 10 tỷ đồng trên một đơn vị tài sản đối với các đơn vị thuộc Tổng cục, Cục trực thuộc Bộ Giao thông vận tải.
Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải được quyền quyết định mức khoán kinh phí sử dụng tài sản công trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Quy định về phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Giao thông vận tải banh hành kèm theo Quyết định 1281/QĐ-BGTVT năm 2018 quy định về việc khoán kinh phí sử dụng tài sản công như sau:
Khoán kinh phí sử dụng tài sản công.
1. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ quyết định mức khoán cụ thể đối với cán bộ, công chức, người lao động của cơ quan mình đối với các trường hợp sau:
- Có tiêu chuẩn sử dụng nhà ở công vụ mà Nhà nước không có nhà ở công vụ để bố trí.
- Có tiêu chuẩn sử dụng máy móc, thiết bị mà đăng ký thực hiện khoán kinh phí sử dụng máy móc, thiết bị trang bị cho cá nhân để phục vụ nhiệm vụ được giao.
2. Việc khoán kinh phí sử dụng xe ô tô thực hiện theo quy định riêng.
Như vậy, theo quy định thì Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải có quyền quyết định mức khoán cụ thể kinh phí sử dụng tài sản công đối với cán bộ, công chức, người lao động của cơ quan mình trong các trường hợp sau:
(1) Có tiêu chuẩn sử dụng nhà ở công vụ mà Nhà nước không có nhà ở công vụ để bố trí.
(2) Có tiêu chuẩn sử dụng máy móc, thiết bị mà đăng ký thực hiện khoán kinh phí sử dụng máy móc, thiết bị trang bị cho cá nhân để phục vụ nhiệm vụ được giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?