Những kết cấu hạ tầng nào được xây dựng nhằm phục vụ công tác phát triển rừng? Chủ rừng có trách nhiệm tham gia phát triển rừng hay không?
Những kết cấu hạ tầng nào được xây dựng nhằm phục vụ công tác phát triển rừng?
Căn cứ Điều 51 Luật Lâm nghiệp 2017 có quy định về kết cấu hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng cụ thể như sau:
"Điều 51. Kết cấu hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng
1. Hệ thống đường lâm nghiệp bao gồm đường vận xuất, vận chuyển lâm sản, đường tuần tra bảo vệ rừng; kho, bến bãi tập kết lâm sản.
2. Công trình phòng, trừ sinh vật gây hại rừng, cứu hộ, bảo vệ, phát triển động vật rừng, thực vật rừng.
3. Công trình phòng cháy và chữa cháy rừng bao gồm đường ranh cản lửa, chòi canh lửa rừng, trạm quan sát, dự báo lửa rừng; kênh, mương, bể chứa nước, đập, hồ chứa nước phòng cháy và chữa cháy rừng.
4. Trạm bảo vệ rừng; biển báo, biển cảnh báo, cọc mốc ranh giới khu rừng, tiểu khu, khoảnh và lô rừng.
5. Công trình kết cấu hạ tầng cần thiết khác phục vụ bảo vệ và phát triển rừng."
Theo đó, nhằm phục vụ bảo vệ và phát triển rừng, hiện Nhà nước xây dựng những kết cấu hạ tầng gồm:
- Hệ thống đường lâm nghiệp
- Công trình phòng, trừ sinh vật gây hại rừng, cứu hộ, bảo vệ, phát triển động vật rừng, thực vật rừng.
- Công trình phòng cháy và chữa cháy rừng
- Trạm bảo vệ rừng; biển báo, biển cảnh báo, cọc mốc ranh giới khu rừng, tiểu khu, khoảnh và lô rừng.
- Công trình kết cấu hạ tầng cần thiết khác phục vụ bảo vệ và phát triển rừng.
Những kết cấu hạ tầng nào được xây dựng nhằm phục vụ công tác phát triển rừng? (Hình từ Internet)
Chủ rừng có trách nhiệm tham gia phát triển rừng hay không?
Tại Điều 74 Luật Lâm nghiệp 2017 có quy định về nghĩa vụ chung của chủ rừng như sau:
"Điều 74. Nghĩa vụ chung của chủ rừng
1. Quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng bền vững theo Quy chế quản lý rừng, quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Thực hiện quy định về theo dõi diễn biến rừng.
3. Trả lại rừng khi Nhà nước thu hồi rừng theo quy định của Luật này.
4. Bảo tồn đa dạng sinh học rừng, thực vật rừng, động vật rừng.
5. Phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng.
6. Chấp hành sự quản lý, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật"
Theo đó, một trong những nghãi vụ của chủ rừng là cần phải tham gia phát triển rừng theo quy định của pháp luật hiện hành về lâm nghiệp.
Nhà nước có quy định những chính sách cụ thể nào cho việc phát triển rừng hay không?
Theo Điều 94 Luật Lâm nghiệp 2017, chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng được quy định cụ thể như sau:
"Điều 94. Chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng
1. Nhà nước có chính sách đầu tư cho các hoạt động sau đây:
a) Bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ;
b) Bảo vệ và cứu hộ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
c) Nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quản lý nhà nước về lâm nghiệp;
d) Xây dựng khu nghiên cứu phát triển, khu công nghệ cao;
đ) Đầu tư phương tiện, trang bị, thiết bị nhằm bảo vệ rừng; quan trắc, cảnh báo nguy cơ cháy rừng; xây dựng công trình phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng;
e) Xây dựng, nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng phục vụ cho bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.
2. Nhà nước có chính sách hỗ trợ đầu tư cho các hoạt động sau đây:
a) Hoạt động chuyển giao công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, khuyến lâm và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững;
b) Phát triển kết cấu hạ tầng gắn với đầu tư phát triển, kinh doanh rừng sản xuất theo chuỗi giá trị;
c) Hợp tác, liên kết bảo vệ và phát triển rừng của đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng dân cư gắn với chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới;
d) Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực cho chủ rừng;
đ) Xúc tiến đầu tư, phát triển thị trường, thương mại trong hoạt động lâm nghiệp; mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế về lâm nghiệp.
3. Nhà nước có chính sách ưu đãi đầu tư cho các hoạt động sau đây:
a) Phát triển rừng sản xuất ở những vùng đất trống, đồi núi trọc;
b) Trồng rừng gỗ lớn và chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn; phát triển lâm sản ngoài gỗ;
c) Phục hồi rừng tự nhiên;
d) Phát triển giống cây lâm nghiệp công nghệ cao.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này."
Như vậy, Nhà nước hiện tại có những quy định cụ thể về các chính sách đầu tư, hỗ trợ và ưu đãi đầu tư liên quan đến các hoạt động phát triển rừng nói chung và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, lâm sản... nói riêng.
Theo đó, Điều 95 Luật Lâm nghiệp 2017 có quy định cụ thể về quỹ bảo vệ và phát triển rừng nhằm thực hiện các chính sách của nhà nước như sau:
"Điều 95. Quỹ bảo vệ và phát triển rừng
1. Quỹ bảo vệ và phát triển rừng là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; tổ chức, hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập.
[...]"
Đồng thời, nguyên tắc hoạt động của quỹ, tổ chức quỹ, nguồn tài chính hình thành quỹ cũng như trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có liên quan cũng được quy định cụ thể tại Điều này.
Như vậy, pháp luật hiện hành có những quy định cụ thể liên quan đến công tác bảo vệ và phát triển rừng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những điểm mới của Quy chế bầu cử trong Đảng? Điều khoản thi hành của Quy chế bầu cử trong Đảng?
- Bán vật phẩm ảo trong game, mua vật phẩm trong game giữa những người chơi với nhau từ 25/12/2024 bị cấm đúng không?
- Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nào? Người khai hải quan kê khai và nộp thuế chống trợ cấp dựa trên căn cứ nào?
- Mẫu đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Ngày thứ 6 đen tối là gì? Tại sao có Ngày Thứ 6 đen tối? Ngày thứ 6 đen tối có phải là ngày lễ lớn?