Những đối tượng nào được Nhà nước giao quản lý nguồn gen giống cây trồng? Đối tượng được Nhà nước giao quản lý nguồn gen giống cây trồng có những quyền và nghĩa vụ gì?
Những đối tượng nào được Nhà nước giao quản lý nguồn gen giống cây trồng?
Những đối tượng nào được Nhà nước giao quản lý nguồn gen giống cây trồng? (Hình từ Internet)
Theo Điều 55 Luật Đa dạng sinh học 2008 quy định như sau:
Quản lý nguồn gen
1. Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ nguồn gen trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Nhà nước giao cho tổ chức, cá nhân quản lý nguồn gen theo quy định sau đây:
a) Ban quản lý khu bảo tồn, tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn quản lý nguồn gen trong khu bảo tồn;
b) Chủ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, cơ sở nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen quản lý nguồn gen thuộc cơ sở của mình;
c) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý, sử dụng đất, rừng, mặt nước quản lý nguồn gen thuộc phạm vi được giao quản lý, sử dụng;
d) Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý nguồn gen trên địa bàn, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
Căn cứ trên quy định Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ nguồn gen giống cây trồng trên lãnh thổ Việt Nam và giao cho các tổ chức, cá nhân sau đây quản lý nguồn gen giống cây trồng theo quy định:
- Ban quản lý khu bảo tồn, tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn quản lý nguồn gen trong khu bảo tồn;
- Chủ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, cơ sở nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen quản lý nguồn gen thuộc cơ sở của mình;
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý, sử dụng đất, rừng, mặt nước quản lý nguồn gen thuộc phạm vi được giao quản lý, sử dụng;
- Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý nguồn gen trên địa bàn, trừ 03 trường hợp nêu trên.
Đối tượng được Nhà nước giao quản lý nguồn gen giống cây trồng có những quyền gì?
Theo khoản 1 Điều 56 Luật Đa dạng sinh học 2008 quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý nguồn gen
1. Tổ chức, cá nhân được giao quản lý nguồn gen có các quyền sau đây:
a) Điều tra, thu thập nguồn gen được giao quản lý;
b) Trao đổi, chuyển giao, cung cấp nguồn gen được giao quản lý cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật;
c) Hưởng lợi ích do tổ chức, cá nhân tiếp cận nguồn gen chia sẻ theo quy định tại Điều 58 và Điều 61 của Luật này.
...
Theo đó, tổ chức, cá nhân được giao quản lý nguồn gen giống cây trồng có các quyền sau đây:
- Điều tra, thu thập nguồn gen được giao quản lý;
- Trao đổi, chuyển giao, cung cấp nguồn gen được giao quản lý cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật;
- Hưởng lợi ích do tổ chức, cá nhân tiếp cận nguồn gen chia sẻ theo quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật Đa dạng sinh học 2008 và Điều 61 Luật Đa dạng sinh học 2008, cụ thể:
Điều 58. Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích
1. Sau khi đăng ký, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp cận nguồn gen phải hợp đồng bằng văn bản với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý nguồn gen về việc tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích.
...
Điều 61. Chia sẻ lợi ích từ việc tiếp cận nguồn gen
1. Lợi ích thu được từ việc tiếp cận nguồn gen phải được chia sẻ cho các bên sau đây:
a) Nhà nước;
b) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý nguồn gen;
c) Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen và các bên có liên quan khác được quy định trong giấy phép tiếp cận nguồn gen.
2. Lợi ích thu được từ việc tiếp cận nguồn gen phải được chia sẻ trên cơ sở hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích, các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Chính phủ quy định cụ thể việc quản lý, chia sẻ lợi ích thu được từ việc tiếp cận nguồn gen.
Đối tượng được giao quản lý nguồn gen giống cây trồng có các nghĩa vụ như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 56 Luật Đa dạng sinh học 2008 quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý nguồn gen
...
2. Tổ chức, cá nhân được giao quản lý nguồn gen có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về hoạt động trao đổi, chuyển giao, cung cấp nguồn gen cho tổ chức, cá nhân khác để sử dụng cho mục đích nghiên cứu phát triển và sản xuất sản phẩm thương mại;
b) Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích với tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen quy định tại Điều 59 của Luật này;
c) Kiểm soát việc điều tra, thu thập nguồn gen của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen;
d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc quản lý nguồn gen.
Căn cứ quy định trên thì các tổ chức, cá nhân được giao quản lý nguồn gen giống cây trồng có các nghĩa vụ sau đây:
- Thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về hoạt động trao đổi, chuyển giao, cung cấp nguồn gen cho tổ chức, cá nhân khác để sử dụng cho mục đích nghiên cứu phát triển và sản xuất sản phẩm thương mại;
- Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích với tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen quy định tại Điều 59 của Luật này;
- Kiểm soát việc điều tra, thu thập nguồn gen của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc quản lý nguồn gen.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 26 12 âm là bao nhiêu dương? 26 tháng Chạp là ngày gì? Ngày 26 tháng Chạp được nghỉ Tết chưa?
- Mức thu lệ phí trước bạ ô tô 2025 là bao nhiêu? Đối tượng nào phải nộp lệ phí trước bạ ô tô?
- Hồ sơ thủ tục đăng ký giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ở cấp huyện theo Quyết định 1739 gồm những gì?
- Kịch bản Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ năm 2025 ngắn gọn? Hướng dẫn tổ chức Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ năm 2025?
- Thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ra sao?