Những ai có trách nhiệm báo cáo việc thực hiện kết luận thanh tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam?
Những ai có trách nhiệm báo cáo việc thực hiện kết luận thanh tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 49 Quy định hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và hoạt động kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam Ban hành kèm theo Quyết định 1518/QĐ-BHXH năm 2016 quy định như sau:
Báo cáo việc thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra
1. Đối tượng thanh tra, kiểm tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm báo cáo việc thực hiện những nội dung thuộc trách nhiệm của mình tại kết luận thanh tra, kiểm tra và các văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý.
...
Theo quy định trên, đối tượng thanh tra, kiểm tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm báo cáo việc thực hiện những nội dung thuộc trách nhiệm của mình tại kết luận thanh tra, kiểm tra và các văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý.
Báo cáo việc thực hiện kết luận thanh tra (Hình từ Internet)
Nội dung báo cáo việc thực hiện kết luận thanh tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam gồm những gì?
Theo khoản 2 Điều 49 Quy định hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và hoạt động kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam Ban hành kèm theo Quyết định 1518/QĐ-BHXH năm 2016 quy định như sau:
Báo cáo việc thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra
...
2. Nội dung báo cáo của đối tượng thanh tra, kiểm tra và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan gồm:
a) Việc thực hiện và tổ chức thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra và các văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý;
b) Tiến độ, kết quả thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra và các văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý; những nội dung đã hoàn thành, chưa hoàn thành;
c) Khó khăn, vướng mắc; nguyên nhân của khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện kết luận và các văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, kiểm tra;
d) Hành vi vi phạm pháp luật và việc xử lý hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, kiểm tra.
Theo đó, nội dung báo cáo của đối tượng thanh tra và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan gồm:
- Việc thực hiện và tổ chức thực hiện kết luận thanh tra và các văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý;
- Tiến độ, kết quả thực hiện kết luận thanh tra và các văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý; những nội dung đã hoàn thành, chưa hoàn thành;
- Khó khăn, vướng mắc; nguyên nhân của khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện kết luận và các văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra;
- Hành vi vi phạm pháp luật và việc xử lý hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
Theo dõi việc thực hiện kết luận thanh tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam như thế nào?
Theo Điều 50 Quy định hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và hoạt động kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam Ban hành kèm theo Quyết định 1518/QĐ-BHXH năm 2016 quy định như sau:
Theo dõi việc thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra
1. Ngay sau khi công bố kết luận thanh tra, kiểm tra, người được giao nhiệm vụ theo dõi có trách nhiệm mở sổ theo dõi tập hợp thông tin có liên quan đến việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra, kiểm tra.
2. Tại trung ương là Vụ Thanh tra - Kiểm tra; tại BHXH tỉnh là Phòng Thanh tra - Kiểm tra theo dõi thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra, kiểm tra và được tiến hành thông qua việc tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra, kiểm tra và cung cấp, thông tin, tài liệu, hồ sơ, dữ liệu chứng minh kèm theo của đối tượng thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra. Trường hợp cần thiết có thể trực tiếp làm việc với đối tượng thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra để xác định thông tin về tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra, kiểm tra.
3. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày công bố kết luận thanh tra, kiểm tra, Trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra có trách nhiệm đôn đốc thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra đồng thời tổng hợp báo cáo tiến độ thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra với người ra quyết định thanh tra, kiểm tra về kết quả theo dõi việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra, kiểm tra. Trường hợp kết luận thanh tra, kiểm tra có ghi thời hạn thực hiện thì thực hiện theo thời hạn đó. Thủ trưởng cơ quan ban hành kết luận thanh tra, kiểm tra căn cứ vào kết quả thực hiện của đối tượng thanh tra, kiểm tra để xem xét và quyết định kết thúc hoặc tiếp tục theo dõi.
Như vậy, ngay sau khi công bố kết luận thanh tra, kiểm tra, người được giao nhiệm vụ theo dõi có trách nhiệm mở sổ theo dõi tập hợp thông tin có liên quan đến việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra, kiểm tra. Theo dõi việc thực hiện kết luận thanh tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ thủ tục để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được công nhận hoạt động tại Việt Nam ra sao?
- Mẫu Lý lịch lái xe kinh doanh vận tải mới nhất hiện nay? Xe kinh doanh vận tải có biển số xe màu gì?
- Mẫu kế hoạch phòng cháy chữa cháy trong trường học 2025 mới nhất? Tải kế hoạch phòng cháy chữa cháy trong trường học 2025?
- Mẫu Biên bản họp bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp?
- Trình tự thủ tục xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước của Bộ Xây dựng như thế nào?