Trung tâm Lưu trữ thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có cơ cấu tổ chức thế nào theo Quyết định 1078? Nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm Lưu trữ?
Trung tâm Lưu trữ thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có cơ cấu tổ chức thể nào theo Quyết định 1078?
Ngày 26/3/2025, Bộ Tài chính ban hành Quyết định 1078/QĐ-BTC năm 2025 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Lưu trữ thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Chi tiết Quyết định 1078/QĐ-BTC năm 2025 Tải về
Theo đó, Trung tâm Lưu trữ (sau đây gọi là Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý, tổ chức thực hiện công tác lưu trữ hồ sơ, tài liệu (gồm hồ sơ giấy, hồ sơ điện tử) đối với các đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 1078/QĐ-BTC năm 2025 quy định:
Cơ cấu tổ chức
1. Trung tâm được tổ chức 03 phòng, gồm:
a) Phòng Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội;
b) Phòng Hồ sơ nghiệp vụ;
c) Văn phòng.
...
Như vậy, cơ cấu tổ chức của Trung tâm Lưu trữ gồm 03 phòng:
- Phòng Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội;
- Phòng Hồ sơ nghiệp vụ;
- Văn phòng.
Trung tâm Lưu trữ thuộc Bảo hiểm xã hội Việt nam có cơ cấu tổ chức thế nào theo Quyết định 1078? Nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm Lưu trữ? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm Lưu trữ?
Theo Điều 2 Quyết định 1078/QĐ-BTC năm 2025 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm Lưu trữ như sau:
(1) Tham mưu trình Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt: Các chương trình, kế hoạch, dự án, đề án về công tác lưu trữ; các văn bản hướng dẫn về công tác lưu trữ.
(2) Tổ chức thực hiện:
(i) Tiếp nhận, kiểm tra tính xác thực, tính toàn vẹn, khả năng truy cập của hồ sơ điện tử hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội của Bảo hiểm xã hội khu vực; Bảo hiểm xã hội cấp huyện nộp lưu. Tiếp nhận, số hóa, tạo lập cơ sở dữ liệu hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội của Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân nộp lưu.
(ii) Thu nộp, bảo quản, thống kê, hồ sơ, tài liệu hành chính, nghiệp vụ của các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam; kiểm tra tính xác thực, tính toàn vẹn và khả năng truy cập của hồ sơ, tài liệu điện tử nộp lưu; số hóa hồ sơ, tài liệu lưu trữ giấy; tạo lập cơ sở dữ liệu và lưu trữ điện tử hồ sơ hành chính, nghiệp vụ theo quy định.
(iii) Chỉnh lý, xác định giá trị tài liệu, thực hiện các thủ tục hủy tài liệu lưu trữ hết giá trị theo quy định.
(iv) Quản lý, tổ chức sử dụng hồ sơ, tài liệu lưu trữ đảm bảo an toàn, bảo mật theo quy định.
(v) Lựa chọn hồ sơ, tài liệu thuộc diện nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử.
(vi) Cập nhật và chịu trách nhiệm về dữ liệu hồ sơ, tài liệu lưu trữ điện tử thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.
(3) Hướng dẫn công tác lưu trữ
(i) Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác lưu trữ đối với các đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam; trình cấp có thẩm quyền hướng dẫn và tổ chức đôn đốc công tác nộp lưu hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội đối với Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân.
(ii) Hướng dẫn, kiểm tra công tác lập, lưu trữ hồ sơ, tài liệu; lưu trữ hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính điện tử của người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
(4) Phối hợp với Trung tâm Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số và các đơn vị liên quan:
(i) Kiểm tra và thực hiện các biện pháp kỹ thuật để duy trì hoạt động của Hệ thống lưu trữ hồ sơ điện tử Bảo hiểm xã hội.
(ii) Định kỳ kiểm tra việc sao lưu cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ theo quy định.
(iii) Xây dựng, nâng cấp phần mềm lưu trữ hồ sơ, tài liệu điện tử.
(iv) Liên thông phần mềm lưu trữ hồ sơ, tài liệu điện tử với các phần mềm nghiệp vụ của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
(5) Tham gia công tác: hợp tác quốc tế; nghiên cứu khoa học; phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; cải cách hành chính; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN; thi đua, khen thưởng; thông tin, tuyên truyền; đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ theo phân cấp quản lý.
(6) Thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo, văn thư, lưu trữ theo quy định.
(7) Quản lý viên chức và tài chính, tài sản theo quy định.
(8) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao và theo quy định của pháp luật.
Thế nào là Bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Giải thích từ ngữ
1. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
...
Theo đó, Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- TRỰC TIẾP đua xe đạp Cúp truyền hình 2025 chặng 11 ngày 14 4 2025? Trực tiếp đua xe đạp chặng 11 Đà Nẵng Tam Kỳ (Quảng Nam)?
- Dấu câu trong tiếng Việt là gì? Tác dụng của các dấu câu là gì? Hệ thống giáo dục quốc dân có bao gồm giáo dục mầm non không?
- Thủ tục phân loại đơn vị hành chính cấp xã năm 2025 theo Quyết định 319 tại cấp tỉnh như thế nào?
- Lời chúc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam hay? Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam có phải ngày lễ lớn?
- Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 14 4 2025? Tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 14 4 2025? 12 cung hoàng đạo 14 4 2025 tử vi?