Nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký Tòa án? Trường hợp nào thì được thay đổi Thư ký Tòa án trong tố tụng dân sự?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký Tòa án trong tố tụng dân sự?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký Tòa án được quy định tại Điều 51 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định như sau:
"Điều 51. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký Tòa án
Khi được Chánh án Tòa án phân công, Thư ký Tòa án có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Chuẩn bị các công tác nghiệp vụ cần thiết trước khi khai mạc phiên tòa.
2. Phổ biến nội quy phiên tòa.
3. Kiểm tra và báo cáo với Hội đồng xét xử danh sách những người được triệu tập đến phiên tòa.
4. Ghi biên bản phiên tòa, phiên họp, biên bản lấy lời khai của người tham gia tố tụng.
5. Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của Bộ luật này."
Như vậy, Thư ký Tòa án thực hiện các công việc phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định trên.
Thay đổi Thư ký Tòa án trong tố tụng dân sự
Các trường hợp thay đổi Thư ký Tòa án trong tố tụng dân sự?
Tại Điều 54 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về việc thay đổi Thư ký Tòa án như sau:
"Điều 54. Thay đổi Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên
Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:
1. Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 52 của Bộ luật này.
2. Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ việc đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.
3. Là người thân thích với một trong những người tiến hành tố tụng khác trong vụ việc đó."
Đồng thời, tại Điều 52 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định các trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng như sau:
"Điều 52. Những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng
Người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:
1. Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự.
2. Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ việc đó.
3. Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ."
Căn cứ những quy định trên, việc bạn đề nghị thay đổi Thư ký Tòa án là có căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 54 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định nếu Thư ký Tòa án đã từng tham gia tố tụng trong vụ việc đó với tư cách là Thư ký Tòa án thì thuộc trường hợp phải thay đổi Thư ký Tòa án.
Thủ tục đề nghị thay đổi Thư ký Tòa án trong tố tụng dân sự?
Theo Điều 55 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định như sau:
"Điều 55. Thủ tục từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án
1. Việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án trước khi mở phiên tòa, phiên họp phải được lập thành văn bản, trong đó nêu rõ lý do và căn cứ của việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng.
2. Việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi những người quy định tại khoản 1 Điều này tại phiên tòa, phiên họp phải được ghi vào biên bản phiên tòa, phiên họp."
Đồng thời tại Điều 56 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về việc quyết định thay đổi Thư ký Tòa án như sau:
"Điều 56. Quyết định việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án
1. Trước khi mở phiên tòa, việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án do Chánh án Tòa án quyết định. Trường hợp Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án Tòa án thì thẩm quyền quyết định việc thay đổi như sau:
a) Thẩm phán là Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện thì do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh quyết định;
b) Thẩm phán là Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì do Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền theo lãnh thổ đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh đó quyết định;
c) Thẩm phán là Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao thì do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định.
2. Tại phiên tòa, việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án do Hội đồng xét xử quyết định sau khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi. Hội đồng xét xử thảo luận tại phòng nghị án và quyết định theo đa số. Trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa. Chánh án Tòa án quyết định cử Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án thay thế người bị thay đổi. Nếu người bị thay đổi là Chánh án Tòa án thì thẩm quyền quyết định được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Việc thay đổi Thẩm phán, Thư ký Tòa án khi giải quyết việc dân sự được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 368 của Bộ luật này.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hoãn phiên tòa, phiên họp, Chánh án Tòa án phải cử người khác thay thế."
Bên cạnh đó, tại Điều 368 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định, cụ thể:
"Điều 368. Quyết định việc thay đổi người tiến hành tố tụng khi giải quyết việc dân sự
1. Trước khi mở phiên họp, việc thay đổi Thẩm phán, Thư ký phiên họp do Chánh án của Tòa án đang giải quyết việc dân sự đó quyết định; nếu Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án của Tòa án đang giải quyết việc dân sự đó thì việc thay đổi do Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp quyết định.
2. Tại phiên họp giải quyết việc dân sự, việc thay đổi Thẩm phán, Thư ký phiên họp được thực hiện như sau:
a) Trường hợp việc dân sự do một Thẩm phán giải quyết thì việc thay đổi Thẩm phán, Thư ký phiên họp do Chánh án của Tòa án đang giải quyết việc dân sự đó quyết định; nếu Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án của Tòa án đang giải quyết việc dân sự đó thì việc thay đổi do Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp quyết định;
b) Trường hợp việc dân sự do Hội đồng giải quyết việc dân sự gồm ba Thẩm phán giải quyết thì việc thay đổi thành viên Hội đồng, Thư ký phiên họp do Hội đồng giải quyết việc dân sự quyết định.
3. Trước khi mở phiên họp, việc thay đổi Kiểm sát viên do Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp quyết định.
Tại phiên họp, việc thay đổi Kiểm sát viên do Thẩm phán, Hội đồng giải quyết việc dân sự quyết định. Trường hợp phải thay đổi Kiểm sát viên thì Thẩm phán, Hội đồng giải quyết việc dân sự ra quyết định hoãn phiên họp và thông báo cho Viện kiểm sát.
Việc cử Kiểm sát viên thay thế Kiểm sát viên bị thay đổi do Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp quyết định. Nếu Kiểm sát viên bị thay đổi là Viện trưởng Viện kiểm sát thì do Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp quyết định."
Từ những căn cứ trên, việc đề nghị thay đổi Thư ký Tòa án được tiến hành như sau:
- Trước khi mở phiên tòa, việc đề nghị thay đổi Thư ký Tòa án phải được lập thành văn bản, trong đó nêu rõ lý do và căn cứ của việc đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng. Quyết định thay đổi Thư ký Tòa án do Chánh án Tòa án quyết định hoặc do Chánh án của Tòa án đang giải quyết việc dân sự đó quyết định.
- Tại phiên tòa, việc đề nghị thay đổi Thư ký Tòa án phải được ghi vào biên bản phiên tòa, phiên họp. Quyết định thay đổi Thư ký Tòa án do Hội đồng xét xử thảo luận tại phòng nghị án và quyết định theo đa số.
- Đối với giải quyết vụ việc dân sự thì quyết định thay đổi Thư ký Tòa án sẽ do Chánh án của Tòa án đang giải quyết việc dân sự đó quyết định hoặc do Hội đồng giải quyết việc dân sự quyết định theo khoản 1 và khoản 2 Điều 368 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?